E.coli là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật. Các loại vi khuẩn chỉ có thể gây ra tiêu chảy mang tính tạm thời và không kéo dài quá lâu. Nó có thể gây các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có một số vi khuẩn gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng kèm theo đau bụng và sốt cao.
1. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy E.coli
- Nguyên nhân chính làm cho bạn nhiễm khuẩn E.coli có thể kể đến đó chính là do thực phẩm bị ô nhiễm. Hoặc do các cách chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách:
- Không giữ vệ sinh sạch sẽ trước và trong khi chế biến thực phẩm, nấu ăn.
- Các dụng cụ làm bếp không được rửa sạch sẽ nên ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Cất và bảo quản thực phẩm khi không sử dụng đến chưa đúng cách và không đúng nhiệt độ yêu cầu trong bảo quản.
- Ăn thức ăn chưa nấu chín, đặc biệt là đối với những hải sản chưa nấu chín hay nội tạng động vật thì ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm.
- Sử dụng nước đã bị ô nhiễm.
- Do khuẩn E.coli có thể lây từ người sang người nên khi bạn tiếp xúc với người hoặc các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng thì sẽ vô tình mang đến nguồn bệnh vào cơ thể mình.
- Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê, cừu có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật.
Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli
- Độ tuổi: Người lớn tuổi và trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu hơn nên có khả năng nhiễm bệnh cao hơn những người bình thường.
- Tác dụng không mong muốn của những loại thuốc hoặc ca phẫu thuật: Những người đang điều trị bệnh ung thư, hoặc quá lạm dụng thuốc sau khi cấy ghép nội tạng.
- Thời tiết: Thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt cũng là cơ hội để các vi khuẩn có thể sinh sôi dẫn đến nhiễm khuẩn và gây ra tiêu chảy.
- Nồng độ axit trong dạ dày bị suy giảm: Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày là esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).
2. Những triệu chứng để nhận biết bệnh tiêu chảy E.coli
Theo các giảng viênTrường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ những thông tin về triệu chứng của bệnh E.coli bao gồm:
- Dấu hiệu dễ nhận thấy đầu tiên là người bệnh bị tiêu chảy và có thể kèm máu trong phân.
- Tiếp đến là cảm thấy đau bụng. Có trường hợp sẽ đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn, ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Cơ thể mệt mỏi do đường tiêu hóa gặp vấn đề không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Khi diễn biến bệnh trở nặng hơn thì các triệu chứng nhận biết:
- Trong nước tiểu có xuất hiện máu.
- Da đổi màu, xanh nhợt nhạt do mất nước và thiễu dưỡng chất.
- Những vết bầm tím trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân.
>> Xem thêm các tin liên quan
- Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?
- Cảm cúm: Cách chữa trị bệnh nhanh mà không sử dụng thuốc
- Bệnh Cúm gia cầm (H5N1) và các biện pháp phòng ngừa
3. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh tiêu chảy E.coli
Biện pháp khắc phục
Hiện chưa có phương pháp để điều trị bệnh cụ thể nên người bệnh cần có những biện pháp khắc phục để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng của bệnh. Một số biện pháp như sau:
Sử dụng gừng tươi
Không chỉ là một loại gia vị quan trọng trong nhà bếp của mỗi gia đình Việt, gừng còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, đi ngoài…
Cách thực hiện: Uống trực tiếp khoảng 2 muỗng nước gừng tươi hoặc có thể pha cùng với mật ong để dễ uống hơn.
Hoặc sử dụng nước gừng tươi cùng với nước cốt chanh cũng có thể ngăn chặn tình trạng tiêu chảy kéo dài của người mắc tiêu chảy E.coli.
Các loại nước có lợi cho đường tiêu hóa và có tác dụng bù nước như: Nước dừa, nước thì là, nước gạo…
Tiêu chảy sẽ làm cho cơ thể người bệnh mất nước do đó phải bù lại những lượng nước đã mất đó bằng cách bổ sung các chất điện giải (natri, kali có trong nước dừa)…
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy E.coli
Tuy nhiên, việc phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn là chữa bệnh. Do vậy, cần có các biện pháp để ngăn ngừa tốt các khuẩn E.coli gây ra tiêu chảy. Cụ thể:
- Rửa sạch hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến và sử dụng.
- Dụng cụ trong phòng bếp là một nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh nên bạn cần phải đảm bảo phòng bếp luôn sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch sẽ tay nhất là những người có hệ thống miễn dịch yếu như người cao tuổi và trẻ em.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách và đúng nhiệt độ của từng loại thực phẩm. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
- Nên ăn chín uống sôi.
- Hạn chế ăn nội tạng động vật. Nên cẩn thận với các thực phẩm đường phố, trong trường hợp phải ăn đồ ăn bên ngoài
Tất cả những thông tin về bệnh Tiêu chảy E.coli ở trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì có thể nhờ đến sự tư vấn của các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn.