Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rối loạn tuyến yên là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh


Ở cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải tình trạng rối loạn tuyến yên. Nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thúc về bệnh rối loạn tuyến yên nhé!

Tuyến yên nằm ở dưới não đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng nước huyết áp, chức năng tình dục, phản hồi stress và thực hiện các trao đổi chất cơ bản

Rối loạn tuyến yên là tình trạng bệnh nhân suy giảm tuyến yên điều này khiến hoạt động yếu đi và không sản sinh đủ hormone cần thiết. Các cơ quan hormone sẽ không làm việc như lúc bình thường khi mắc những triệu chứng của suy tuyến yên.

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tuyến yên

Những nguyên nhân là nguồn gốc gây ra tình trạng rối loạn tuyến yên bao gồm:

  • Do tình trạng nhiễm khuẩn: Tất cả các bệnh lý gây viêm nhiễm như lao, giang mai… đều là những nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên.
  • Thiếu hụt i-ốt, một nguyên tố không thể thiếu trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp của cơ thể.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp cao hơn do đặc điểm giới tính. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc suy tuyến giáp ở 3 giai đoạn chính: khi dậy thì, khi mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi đó là những thời điểm cơ thể thay đổi nội tiết tố, dễ rối loạn sản xuất hormone và dẫn tới hiện tượng suy tuyến giáp.
  • Sau sinh xuất hiện tình trạng hoại tử tuyến yên: Trong thời gian sinh bị chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn do co thắt động mạch, nghẽn tắc trong các mạch máu… dẫn đến hoại tử thùy trước tuyến yên.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường bị thoái hóa mạch máu dẫn đến nhồi máu trong tuyến yên.
  • Chấn thương sọ não, phồng động mạch cảnh, viêm động mạch thái dương gây chảy máu não đó cũng là nguyên nhân dẫn đến suy tuyến yên.

Xem thêm các bài viết liên quan

roi-loan-tuyen-yen
Các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, ngất lịm... là các dấu hiệu gây ra rối loạn tuyến yên

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tuyến yên

Bên cạnh đó những yếu tố có thể làm nguy cơ mắc bệnh rối loạn tuyến yên như:

  • Tiền sử chấn thương vùng nền sọ.
  • Chấn thương, chảy máu tuyến yên.
  • Bệnh nhân bị úng não hoặc nhiễm trùng não.
  • Đã từng sử dụng xạ trị, phẫu thuật lấy khối u ở tuyến yên ra.
  • Khi sinh trước đó bị mất máu quá nhiều.
  • Người mắc dị dạng bẩm sinh hoặc đột quỵ.
  • Có các khối u tuyến yên hoặc các khối u não khác chèn lên thùy dưới đồi.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh suy tuyến yên

Dấu hiệu rối loạn suy tuyến yên

Thường thì ở bệnh nhân mắc suy tuyến yên sẽ có rất ít các biểu hiện để có thể phát hiện ra rằng bạn đang mắc bệnh.

Để đến khi phát hiện được các dấu hiệu của bệnh thì rất có thể bệnh đã đang ở mức độ nghiêm trọng. Do đó cần chú ý tới các biểu hiện lạ của cơ thể ngay từ đầu vì bệnh có thể khiến cho bạn cảm thấy:

  • Trước tiên người bệnh sẽ thấy mờ mắt, cứng cổ tay hay nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, táo bón, bụng luôn đầy hơi và tăng cân nhanh chóng.
  • Xảy ra những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, âm đạo bị khô và đau khi giao hợp do buồng trứng bị ảnh hưởng từ tuyến yên. 
  • Tuyến thượng thận bị ảnh hưởng có thể gây ra cơ thể mệt mỏi, yếu, chóng mặt khi đứng, cảm thấy mệt dạ dày và đau vùng eo (bụng). 
  • Trẻ thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì, da nhăn nheo.
  • Ngoài ra, bệnh nhân suy tuyến yên còn có các triệu chứng về da như: dấu hiệu da khô, xanh xao, thô ráp, xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn mà không phải do cảm xúc gây ra.
  • Suy tuyến yên thường được kích hoạt bởi một khối u của tuyến yên. Kích thước khối u tuyến yên tăng lên theo thời gian có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản  xuất ra hormone dẫn đến khối u chèn ép và hư hại tế bào tuyến yên. Điều này có thể ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh nếu như nó chèn ép lên cả các dây thần kinh thị giác.

Kỹ thuật chẩn đoán rối loạn tuyến yên

Để có những chẩn đoán chính xác về bệnh rối loạn tuyến yên thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các kỹ thuật chẩn y tế như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Nhằm xác định nồng độ hormone tuyến yên.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp vị trí tuyến yên để nhận biết các thay đổi. Thường sẽ dùng kỹ thuật này cho những bệnh nhân  đang sử dụng phương pháp thay thế hormone.

Để được điều trị sớm tránh các biến chứng của bệnh thì ngay khi có dấu hiệu rối loạn tuyến yên, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có phương pháp trị bệnh chính xác, hiệu quả.

3. Điều trị rối loạn tuyến yên

Việc điều trị tình trạng rối loạn tuyến yên sẽ căn cứ vào các nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh, mức độ thiếu hụt hormone mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị và hướng dẫn liều dùng cho phù hợp:

Liệu pháp thay thế hormone tuyến yên

  • Bệnh nhân thiếu hormone sinh dục: với nữ sẽ dùng oestrogen và testosterone sẽ được chỉ định để dùng cho nam giới, tất cả sẽ được dùng ở liều thấp nhất có thể đem lại hiệu quả.Ngoài ra ở cả nam và nữ do bệnh lý ở vùng dưới đồi dẫn đến bị suy tuyến yên thì đều cs thể dùng hormone GnRH để điều trị vì nó sẽ giúp phục hồi khả năng sinh sản và ham muốn tình dục.
  • Đối với những trường hợp thiếu hormone tuyến giáp: Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tuyến thượng thận và sau khi có kết quả thì sẽ điều trị bằng Steroid trước khi sử dụng  biện pháp dùng hormone tuyến giáp thay thế.
  • Người bệnh bị thiếu hormone vỏ thượng thận hoặc hormone tăng trưởng: sẽ được chỉ định dùng hydrocortisone hay cortisone. 
roi-loan-tuyen-yen
Rối loạn tuyến yên có thể dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị

Phẫu thuật

  • Đối với những bệnh nhân mắc rối loạn tuyến yên khi đã có các sự phát triển của những mô gần não và tuyến yên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật.

Bên cạnh các phương pháp thường được dùng điều trị hiện nay thì người bệnh hãy luôn giữ cho bản thân luôn được sảng khoái, giảm căng thẳng lo âu cũng là một cách để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh rối loạn tuyến yên xuất hiện.

4. Phòng ngừa bệnh rối loạn tuyến yên

Một số cách giúp phòng ngừa tình trạng rối loạn tuyến yên:

  • Phụ nữ mang thai cần thực hiện đầy đủ các đợt thăm khám định kỳ, có thể siêu âm đa chiều để phát hiện bệnh đối với thai nhi sớm. Người mẹ mang thai mắc bệnh suy giáp, nếu tuân thủ các phương pháp điều trị, uống thuốc đều đặn sẽ không ảnh hưởng đến con.
  • Để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng diễn biến của bệnh nhân mắc suy tuyến yên thì cần phải ăn nhiều các loại quả, rau củ như cà chua, đậu nành... Người bị suy giáp nên bổ sung các loại thực phẩm giàu selen và omega 3 vào chế độ ăn để tăng cường lượng selen của cơ thể. Tác dụng của selen sẽ giúp cơ thể kích hoạt các hormone tuyến giáp để cơ thể sử dụng. Các loại thực phẩm như cá ngừ, cá mòi, trứng, hải sản, cá ngừ, cá thu và các loại đậu có chứa rất nhiều selen và omega3. 

Người bệnh sẽ ngăn ngừa tái phát và kiểm soát tốt diễn biến của bệnh nếu thực hiện đúng các lưu ý dưới đây: 

  • Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng của thuốc, tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
  • Nếu có bất cứ biểu hiện lạ nào trong và sau quá trình điều trị cần báo cho bác sĩ ngay. Và cả khi những diễn biến của bệnh ngày càng nặng hơn và kèm theo triệu chứng nôn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt... cũng cần báo cho các bác sĩ biết để có phương án xử lý kịp thời.
  • Tái khám định kỳ và thường xuyên để theo dõi lượng hormone trong cơ thể đã trở về mức bình thường và ổn định hay chưa.

Những thông tin đầy đủ chi tiết về bệnh rối loạn tuyến yên đã được Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội  chia sẻ ở trên. Mong rằng bạn đọc thêm có nhiều kiến thức y khoa về sức khỏe hữu ích. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không được sử dụng thay thế những chỉ định của bác sĩ.