Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị


Bệnh dị ứng thời tiết là một bệnh lý khá phổ biến và rất dễ gặp phải ở nhiều người. Dù bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu cho người mắc bệnh. Tìm hiểu thêm về bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị dưới bài viết.

Bệnh dị ứng thời tiết thường xảy ra vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp làm cho không khí trở nên khô và xảy ra tình trạng dị ứng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ngay cả khi trời mưa gió thì có những trường hợp do cơ địa mẩn đỏ hoặc ứ đọng các độc tố hay những bệnh lý khác vẫn xảy ra dị ứng thời tiết.

Ở một vài trường hợp thì khi bị dị ứng thời tiết còn đi kèm cùng với các triệu chứng về đường hô hấp, mũi họng khiến ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thời tiết

Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh, độ ẩm tăng cao làm cho da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn làm cho da trở nên khô hơn và đóng ít vảy hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ…

Do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể. Làm cho xuất hiện các phản ứng dị ứng,  sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể.

Bệnh có thể xảy đến với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên sẽ xảy đến nhiều hơn với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc.

benh-di-ung-thoi-tiet
Biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết như thế nào?

2. Biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết

Tùy thuộc vào mức độ đề kháng của cơ thể đối với căn bệnh và tình trạng dị ứng của từng người khác nhau nên thời gian bùng phát hoặc các triệu chứng sẽ khác nhau. Cụ thể như:

Nổi mề đay, mẩn ngứa: khi da tiếp xúc với các yếu tố như mưa lạnh, độ ẩm không khí tăng cao… thì sẽ xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm có màu trắng hoặc hồng. Thường sẽ xảy ra ở vị trí như bàn tay, chân, mặt. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.

Sưng rộp tấy đỏ: bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ kèm theo các mụn li ti, có chảy dịch vàng. Xuất hiện nhiều vảy gầu ở đầu, đầu gối và mặt. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến làn da của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng: cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... dấu hiệu này rất dễ gặp ở người bị bệnh dị ứng thời tiết.

Nổi mề đay cấp tính: Đây là giai đoạn nặng và là triệu chứng  nguy hiểm. Nổi mề đay khắp cơ thể một cách nhanh và rộng làm cho cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ hoặc có thể nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong.

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Sử dụng các loại thuốc

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh để chỉ định những phương pháp điều trị hợp lý hơn:

  • Thuốc kháng histamin như  cetirizine, loratadin;
  • Nếu thuốc kháng histamin không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc dùng doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm;
  • Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan;
  • Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.
benh-di-ung-thoi-tiet

Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.

Chế độ  sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh các phương pháp điều trị dị ứng bằng những loại thuốc. Thì việc thay đổi lối sống và dùng các biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế tốt các triệu chứng  khó chịu mà  bệnh dị ứng thời tiết gây ra:

  • Thường xuyên uống nhiều nước đặc biệt làm nước ép  trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch nhằm kháng lại các virus hoặc những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài.
  • Hạn chế gãi gây tổn thương da nghiêm trọng. Vì khi gãi nhiều gây nên thẹo thâm xấu trên da, thậm trí còn gây nhiễm trùng huyết
  • Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Tăng sức đề  kháng bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Bổ sung thêm các thuốc bổ có chứa vitamin B1, B6, B12.
  • Không nên lao động trời nắng để giảm tiết mồ hôi. Chú ý mặc ấm và giữ ấm ngay khi thời tiết có sự thay đổi nhất là vào những thời điểm giao mùa từ thu sang đông.
  • Tránh xa những nơi ồn ào để tránh hạ huyết áp và đau đầu.
  • Vệ sinh da sạch sẽ khi có các dấu hiệu mẩn ngứa.
  • Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.
  • Nếu bị dị ứng nổi mẩn đỏ khi trời lạnh, ngồi phòng lạnh, khi ra gió thì nên chú ý mặc kín khi đi ra ngoài và chọn ăn đồ có tính nhiệt; Nếu bị dị ứng khi trời nóng thì cần mặc thoáng, hạ nhiệt độ, ăn nhiều đồ ăn có tính mát. Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng và các tác nhân gây dị ứng khác. 
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những vật nuôi trong nhà đối với những trường hợp thường cuyên có các triệu chứng viêm mũi xoang dị ứng.
  • Tốt nhất để tình trạng bệnh không trở len quá tồi tệ thì nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng...

Ở trên là những thông tin về bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị  Cao Đẳng Điều Dưỡng Đa Khoa chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên nếu các biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết diễn biến xấu đi thì nên đến các cơ sở y tế để có những phương án xử lý phù hợp và cải thiện triệu chứng nhanh chóng.