Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng những phương pháp nào trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương?


Ung thư xương căn bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng người mắc bệnh. Đặc biệt bệnh thường phát triển âm thầm và người bệnh chỉ phát hiện ra khi tình trạng bệnh ở mức độ nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cung như biết thêm những thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh, các biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị bệnh... Mời bạn đọc cùng tham khảo và tìm hiểu bài viết dưới đây!!!

Ung thư xương là ung thư liên kết, bắt nguồn từ những tế bào xương, tế  bào sụn và tế bào liên kết của mô xương. Tuy đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng thường người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng, do ở giai đoạn phát triển bệnh thường ít có các biểu hiện nổi bật.

Các giai đoạn phát triển của ung thư xương

Có bốn giai đoạn của ung thư xương, bao gồm:

  • Giai đoạn I: Giai đoạn này là giai đoạn bệnh nhẹ nhất nhưng vẫn cần đi khám định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị đúng cách để tránh bệnh phát triển nặng hơn. Ở giai đoạn này ung thư chưa lan ra các vùng khác mà chỉ xuất hiện ở xương. 

  • Giai đoạn II: các khối u dần phát triển nhưng vẫn chưa lan truyền, vẫn chỉ giới hạn giống như giai đoạn 1 chỉ xuất hiện ở xương.

  • Giai đoạn III: tế bào ung thư bắt đầu hiện ra ở nhiều vị trí khác nhau của xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao.

  • Giai đoạn IV: Lúc này tế bào ung thư phát triển rất nhanh và cực mạnh gây ra nhất nhiều nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng.Giai đoạn nguy hiểm ung thư di căn từ xương đến nơi khác, đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

benh-ung-thu-xuong
Bệnh ung thư xương gây ra khá nhiều những triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh ung thư xương

Nguyên nhân của bệnh ung thư xương

- Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh Ung thư xương, có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như sau:

- Trường hợp tiếp xúc bức xạ ion hóa: Trong quá trình điều trị bằng phương pháp xạ trị gây ra sự biến đổi tế bào có thể sẽ bị tiếp xúc với các tia ion hóa và có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư xương. 

- Trải qua những chấn thương liên quan đến xương: Do các yếu tố từ bên ngoài gây áp lực lên xương trong một thời gian dài gây chấn thương. 

- Ngoài ra, ung thư xương do nguyên nhân chính là di truyền nên những người có người thân bị bệnh thì rất có khả năng mắc bệnh.

  • Mắc hội chứng Li –Fraumeni
  • Mắc hội chứng Rothmund – Thomson
  • U nguyên bào võng mạc di truyền

- Đặc trưng nghề nghiệp: Người phải làm việc trong môi trường có khả năng nhiễm phóng xạ cao và thường xuyên phải tiếp xúc trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương. 

Triệu chứng của bệnh ung thư xương

Các triệu chứng của bệnh ung thư xương rất dễ làm cho người bệnh nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Theo dõi những triệu chứng dưới đây để biết cụ thể hơn các triệu chứng của bệnh:

  • Có cảm giác đau trong xương: Những cơn đau nhẹ sẽ xuất hiện khi giai đoạn đầu của bệnh diến ra. Tuy nhiên người bệnh sẽ rất khoe để phát hiện bệnh ngay khi có những triệu chứng đau nhẹ này. Sau khi khối u phát triển mạnh hơn cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Dấu hiệu này sẽ khiến cho người  bệnh ngủ không ngon, mất ngủ do cơn đau diễn ra vào buổi đêm nhiều hơn.

  • Yếu xương làm ảnh hưởng đến việc di chuyển và đến những hoạt động thường ngày của người bệnh.

  • Khối u phát triển ngày một lớn và chèn ép tủy sống dẫn đến việc các chi yếu dần và có thể nặng hơn là tê liệt.
  • Lúc này người bệnh sẽ thấy vùng xương chứa tế bào ung thư đó nóng và sưng tấy hơn so với những phần xương khác.

benh-ung-thu-xuong
Không nên chủ quan với những dấu hiệu đau nhức xương khớp thông thường

Các tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh nếu như không kịp thời sử dụng các phương pháp điều trị để ngăn chặn phát triển ung thư sớm, triệu chứng khi này sẽ càng rõ ràng hơn nữa:

  • Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức luôn xảy đến với người bệnh. 

  • Đau nhức khắp cơ thể, da chuyển màu xanh tái, nhợt nhạt: do lúc này các độc tố trong khối u phát tác và kèm theo đó sẽ là những cảm giác khó chịu, chán ăn, nôn ói, bơ phờ, xanh xao.

  • Người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, xuất huyết dưới da, vết thương lâu lành.

  • Sốt cao, toát mồ hôi không rõ nguyên nhân.

  • Xương giòn, dễ gãy khi vận động mạnh hoặc quá sức nặng hơn có thể liệt chân hoặc hoại tử và cần cắt bỏ phần đó.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Ung thư xương

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán ung thư xương có thể thực hiện các kỹ thuật như:

  • Chụp X - quang xương thẳng nghiêng: là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Giúp kiểm soát được khu vực bị đau, theo dõi và quan sát tiến triển của bệnh. Trước khi chụp X-quang, bạn sẽ phải bỏ hết đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể bởi kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây cản trở cho quá trình thực hiện kỹ thuật.

  • Chụp xạ hình xương: Phương pháp này cho phép quan sát được toàn bộ hệ thống xương trong cơ thể, có độ nhạy cao. Do đó, đây là xét nghiệm được lựa chọn hàng đầu cho tất cả các bệnh nhân ung thư có nguy cơ di căn xương.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh

  • Chụp cắt lớp vi tính: Đây cũng là một trong những kỹ thuật chỉnh đoán hình ảnh. Kỹ thuật này sẽ cho thấy mức độ lan rộng của  tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phương pháp này. 

  • Các xét nghiệm khác có thể sẽ cần kèm theo tùy vào chỉ định của bác sĩ: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.

Phương pháp điều trị bệnh

Phẫu thuật

Đây là phương pháp triệt căn, giúp loại bỏ các khối u gây ra ung thư. 

Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Vì nếu không được phẫu thuật cắt bỏ thì rất có thể các tế bào ung thư này sẽ lây lan sang các khớp xương khác của cơ thể. 

Sử dụng điều trị bằng thuốc

Bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Với các hình thức như uống dạng viên hoặc theo dạng tiêm truyền đều được.

Hóa trị

Hóa trị giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Hạn chế đáng kể sự tái phát của bệnh ung thư.

Trong trường hợp này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hóa trị có thể giúp điều trị ung thư hoàn toàn.

benh-ung-thu-xuong
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh ung thư xương?

Xạ trị

Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để ngăn chặn hoặc kìm hãm sự phát triển của các khối u. Đây cũng là một cách giúp giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng.

Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau.

Bệnh Ung thư xương là một bệnh nguy hiểm và có nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nên mọi người không được chủ qua xem nhẹ bệnh và theo các giảng viên khoa Điều Dưỡng của  Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì bản thân mỗi người cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế những chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.