Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh Lichen


Bệnh Lichen là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có biện pháp nào để chẩn đoán, điều trị bệnh?... Tất cả các thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết dưới bài viết. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh Lichen là tình trạng tổn thương trên da và có  biểu hiện bằng một đám da dày, thẫm màu thâm nhiễm kèm theo cảm giác ngứa mãn tính. Bệnh ngoài da tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ kéo dài trong suốt một thời gian và rất dễ tái phát.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh Lichen

Bệnh Lichen thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các tế bào của da hoặc màng nhầy. Hiện nay vẫn chưa rõ tại sao lại có các phản ứng miễn dịch bất thường như vậy xảy ra. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không lây lan hoặc gây truyền nhiễm.

Chưa xác định được chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh nhưng theo các chuyên gia là giảng viên Cao Đẳng Y Dược Hà Nội thì một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc bạn đã sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng gây ra các phản ứng phụ. Đặc biệt là những loại dược phẩm dùng trong điều trị cho các trường hợp mắc bệnh tim, viêm khớp, cao huyết áp, sốt rét, tiểu đường, thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh… đều có thể gây ra tác dụng phụ cho người dùng và gây ra bệnh Lichen.
  • Trong miệng xảy ra phản ứng với kim loại: Yếu tố này thường thấy ở phụ nữ hoặc những người trung tuổi, sau khi điều trị phục hồi chức răng bằng amalgam. Chính hợp chất đó là nguyên nhân gây ra bệnh Lichen.
  • Hiện tượng tự miễn dịch: Theo các chuyên gia thì khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức sẽ sản sinh ra quá nhiều các kháng thể, điều này làm cho da người bệnh bị ảnh hưởng.
  • Viêm gan C: Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh Lichen được chẩn đoán là mắc viêm gan C. Vì đây là một căn bệnh rất khó để chẩn đoán bởi các dấu hiệu nhận biest thường xuất hiện muộn.
  • Nhiễm Virus: virus epstein-barr, cytomegalovirus, varicella zoster, herpes, human papilloma, thậm chí cả HIV… đều là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Lichen.
  • Tâm trạng thường xuyên căng thẳng: Những người hay phải chịu áp lực trong công việc, cuộc sống, hay phải lo âu, trầm cảm trong suốt một thời gian dài cũng có nguy cao mắc bệnh Lichen cao hơn so với những người bình thường.

Ngoài các yếu tố chính ở trên thì còn có một vài các yếu tố khắc như khi người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau (như ibuprofen và naproxen) hoặc tiêm vac – xin cúm…Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ ràng và chính xác hơn.

benh-lichen
Bệnh Lichen có triệu chứng như thế nào?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Lichen

Một số các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh Lichen để điều trị sớm, hạn chế các biến chứng xảy ra như:

  • Khi mới ban đầu hình thành bệnh kích thước của các nốt dần sẽ bằng đầu kim và dần to lên bằng đầu đinh với hình dạng bề mặt phẳng và tròn.
  • Màu sắc: Tùy cơ địa từng người mà màu sắc các nốt sẩn có thể sẽ khác nhau. Đối với những người có da sáng màu thì các nốt sẩn màu hồng hoặc đối với những người có làn da bình thường hoặc sẫm màu thì nốt sẩn sáng màu hơn trên nền da.
  • Các nốt sẩn xảy ra ở nhiều vị trí và nhiều  hơn ở những nơi như ngực, bụng, cánh tay và vùng sinh dục. Hiếm xảy ra hơn ở lòng bàn tay, bàn chân, móng tay. Bệnh xuất hiện và tự biến mất nhưng sẽ mọc ở những vị trí khác trên cơ thể.
  • Có tới 40 – 60% bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc khi mắc bệnh Lichen. ị trí thường gặp nhất là ở lưỡi và niêm mạc má, ngoài ra còn có thể gặp ở thanh quản, amiđan, quy đầu, âm đạo, niêm mạc dạ dày-ruột, quanh hậu môn… đặc biệt các mảng trắng có thể xuất hiện ở miệng hoặc trên môi hoặc lưỡi. Vết loét đau ở miệng hoặc âm đạo.
  • Xuất hiện tình trạng rụng tóc mãn tính và màu da đầu cũng bị thay đổi.

Trường hợp nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi có các biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời. Một vài dấu hiệu nếu thấy xuất hiện cần đến gặp bác sĩ ngay như:

  • Sốt cao.
  • Ngứa dữ dội.
  • Có mủ hoặc chảy dịch từ phát ban.

Hãy thường xuyên chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có các xử lý kịp thời, phù hợp, tránh cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-lichen
Dùng các kỹ thuật y tế nào để chẩn đoán bệnh Lichen?

3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Lichen

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Bác sĩ khám lâm sàng cho người bệnh dựa vào các yếu tố như: tiền sử bệnh, triệu chứng cơ năng.. từ đó sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm để cho kết quả rõ ràng hơn như:

  • Sinh thiết da: đây là một trong những phương pháp cần thiết trong việc chẩn đoán bệnh của khoa da liễu. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu da có kích thước từ 2 – 5mm và đem đi xét nghiệm mô học. Nhờ vào kỹ thuật này mà bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác căn bệnh về da mà đang mắc phải.
  • Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: đây là phương pháp nhuộm hóa mô để xác định kháng thể hoặc các protein khác trong tổ chức mô. Kỹ thuật y tế này nhằm xác định sự lắng đọng của các Globulin miễn dịch ( IgG, IgM, IgA ), Bổ thể ( C3 ) và Fibrinogen ở tổn thương da của người bệnh.
  • Xét nghiệm viêm gan C: giúp nhận biết các bệnh lý ở giai đoạn sớm khi chưa hề có triệu chứng nhận biết nào. Trong quá trình xét nghiệm viêm gan C người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác như: Anti HCV, định tính HCV-RNA, định lượng HCV-RNA, xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C…để đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Xét nghiệm dị ứng: bao gồm xét nghiệm da và xét nghiệm máu nhằm xác định dị nguyên nào có thể gây ra phản ứng dị ứng tùy thuộc cơ thể mỗi người. 

Người bệnh có thể cần phải thực hiện các xét nghiệm khác nếu bác sĩ chỉ định do có nghi ngờ về biến thể nào của bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh

Khi đã có kết quả chính xác về bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh những phương pháp điều trị phù hợp nhất với mức độ của bệnh. Một số các phương pháp thường được dùng trong điều trị bệnh Lichen như:

- Thuốc

  • Việc sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra như giảm ngứa, giảm đau, hỗ trợ các phương pháp khác điều trị bệnh.
  • Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhằm đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Phương pháp tự chăm sóc

  • Tắm và ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch keo và khi tắm xong thì sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ Hydrocortisone để thoa lên da nhằm giảm ngứa và các khó chịu khác.
  • Tuyệt đối không nên gãi hoặc làm tổn thương da để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bệnh Lichen xảy ra ở miệng, thì nên nhớ vệ sinh răng miệng thật tốt, khám nha sĩ định kì.

Hi vọng những thông tin về bệnh Lichen ở trên sẽ giúp cho bạn đọc có cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, làn da của bản thân cũng như những người xung quanh. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết về sức khỏe khác cùng chuyên mục của nhà trường nhé!