Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau mang tai cảnh báo dấu hiệu của những bệnh lý nào?


Đau mang tai khi nhai là dấu hiệu của nhất nhiều bệnh lý khác nhau. Để người bệnh nắm rõ hơn các kiến thức về bệnh, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Đau mang tai là tình trạng đau ở một hoặc hai tai và nó có thể liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đau nhói hoặc dữ dội còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Nguyên nhân gây ra đau mang tai

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mang tai. Trước khi tìm các biện pháp điều trị phù hợp với bệnh thì người bệnh nên xác định nguyên nhân gây ra bệnh, cụ thể như:

Viêm tuyến mang tai

Bệnh lý này do tuyến nước bọt ở vùng mang tại bị nhiễm khuẩn trùng do các loại nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể tại những vị trí đó.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm tuyến mang tai như sưng đau, nóng đỏ ở vùng quanh tai. Đặc biệt khi nói hoặc nhai người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội hơn ở phần tai và hàm. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi…

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-mang-tai
Triệu chứng đau mang tai sẽ là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hay có tên gọi khác là rối loạn khớp thái dương - hàm, tình trạng này xảy ra khi khớp thái dương và hàm bị co thắt. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do khớp nối của vùng xương hàm và xương sọ bị mất cân bằng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là mỏi cơ hàm, chóng mặt, ù tai, không thể há miệng được to, khi nhai thường bị đau mang tai....

Có một số biện pháp dùng trong điều trị loạn năng thái dương hàm như ổn định cấu trúc răng, sử dụng liệu pháp xoa bóp, dùng các loại thuốc giảm đau để cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp cần phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để tiến hành phẫu thuật để ổn định lại hoạt động của phần khớp thái dương - hàm. Việc sử dụng phương pháp nào trong điều trị thì sẽ tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của từng người.

U tuyến mang tai

Đây là bệnh có khối u ở tuyến nước bọt mang tai. Vị trí thường thấy của khối u ở tuyến nước bọt thường ở nắp sau hoặc dưới dái tai. Khối u sẽ có loại lành tính và loại ác tính. Những khối u lành tính sẽ không gây ra biểu hiện nào của người bệnh, còn khối u ác tính đến giai đoạn cuối sẽ gây ra tình trạng sưng to và kèm theo các cơn đau dữ dội. Khi hoạt động cơ hàm có thể khiến cho những cơn đau này lan đến tai.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất đối với căn bệnh u tuyến mang tai. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ được tiến hành cắt bỏ khối u và sau đó cần kiểm soát sự phát triển của bệnh.

U vòm họng

Khi các tế bào ở vòm họng bị loạn sản và hình thành khối u ở ngay vòm họng. Điều này sẽ làm cho người bệnh thấy cổ họng bị nghẹn, nếu nuốt sẽ cảm thấy khó khăn hoặc vướng mắc.

Không điều trị và loại bỏ khối u kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày như ăn uống, giao tiếp. Các cơn đau ở vòm họng có thể lây lan đến cổ và mang tai hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây khó thở.

Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết bệnh u vòm họng như đau họng, cháy máu mũi, nước bọt có máu, mất thính lực, đau tai khi nhai, nhức đầu... nếu bạn có các dấu hiệu ở trên thì nên đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm amidan

Viêm amidan cũng chính là một nguyên nhân khởi phát ra những cơn đau mang tai khi nhai. Do amidan sưng nên gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết ở cổ và các hạch bạch huyết này chèn ép lên dây thần kinh và gây ra những cơn đau, đặc biệt khi nhai hoặc há miệng to. 

Viêm amidan một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, tùy vào từng người mà sẽ có những cấp độ mắc bệnh khác nhau. Nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời thì tình trạng này sẽ được kiểm soát rất hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn.

Viêm xoang

Viêm xoang có thể xảy ra ở các vị trí như mũi, trán, má.. Bệnh gây ra do tình trạng nhiễm trùng và có thể gây ra các triệu chứng cho người bệnh như nghẹt mũi, đau tai do vùng giữa tai bị áp lực.một bệnh lý do viêm nhiễm các xoang ở vùng mũi, trán, má. Tình trạng nhiễm trùng các xoang sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị nghẹt mũi, vùng giữa tai vị tăng áp lực dẫn đến những cơn đau tai. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau xuất hiện khi nhai đồ ăn hoặc nói to.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời như: viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA, viêm amidan, liệt dây thần kinh mặt…

Viêm tai giữa

Vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa gây ra triệu chứng nhiễm trùng ở vùng tai giữa. Viêm tai giữa sẽ gây ra tình trạng đau nhức,ngứa ngáy, ù tai, chảy dịch, mệt mỏi, sốt, chóng mặt… Những cơn đau do bệnh viêm tai giữa gây ra sẽ có xu hướng tăng lên khi nuốt nước bọt hoặc nhai.

Thuốc sẽ là phương pháp được dùng điều trị dứt điểm bệnh nếu bạn kiên trì điều trị và dùng đúng cách và kịp thời. Nếu điều trị bệnh muộn có thể dẫn đến nghiêm trọng hơn như xuất hiện ứ mủ ở trong tai.

dau-mang-tai
Hãy đến các cơ sở khám tai uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời

Viêm VA

VA chính là một cơ quan miễn dịch của cơ thể. VA sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và các tổn thương ở phổi. Mặc dù vậy đây là một cơ quan rất dễ bị mắc viêm do tác động của các bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm amidan...

Dấu hiệu của viêm VA là làm cho các cơ quan khác như tai, mũi, họng đau nhức hoặc đau ngay cả khi nuốt nước bọt, nhai hoặc giao tiếp.

Việc điều trị có thể dùng thuốc khác sinh hoặc các loại thuốc giảm đau để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp VA đã bị phát triển quá to và gây ra tình trạng khó thở, các bác sĩ sẽ thực hiện nạo VA để ngăn chặn những biến chứng khác mà bệnh có thể gây ra.

Trên đây là một số bệnh lý có dấu hiệu điển hình là đau mang tai, nên để điều trị bệnh kịp thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra thì người bệnh nên đến những cơ sở chuyên khoa thăm khám và được tư vấn hướng điều trị chính xác.

Điều trị đau mang tai ra sao?

Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc nhỏ tai cho bạn. Có những trường hợp người bệnh cần dùng cả hai loại trên, tuy nhiên để cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh thì nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý ngưng hoặc quá lạm dụng quá trình điều trị thuốc.

Đối với trường hợp người bệnh có quá nhiều ráy tai gây đau tai thì nên dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy. Việc nhỏ thuốc sẽ giúp làm mềm ráy tai và nó tự rơi ra. Hoặc có thể dùng các thiết bị thụt rửa tai chuyên dụng khác nhau.

Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị các hội chứng rối loạn thái dương hàm, nhiễm trùng xoang, các nguyên nhân trực tiếp khác gây ra triệu chứng đau mang tai.

Qua bài viết chia sẻ chi tiết đầy đủ của Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội ở trên, mong rằng bạn đọc đã nắm chắc các kiến thức về triệu chứng đau mang tai. Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, ngay khi có các dấu hiệu đau mang tai thì người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.