Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách chữa đau dây thần kinh ngoại biên hiệu quả, khỏi bệnh nhanh


Bệnh thần kinh ngoại biên là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh ra sao? Có dấu hiệu nào để nhận biết bệnh hay không? Hiện nay dùng những phương pháp nào để chẩn đoán và điều trị bệnh?... Đó sẽ là thắc mắc của rất nhiều người, chính vì vậy  chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về thuốc dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Trong đó dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ, cơ quan và các mô cơ thể khác. Đây cũng là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh phổ biến và thường xuyên gặp phải nhất.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên

Nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên là do nhiều yếu tố khác nhau, cụ thế như là:

  • Bệnh nhân mắc tiểu đường: Do nguyên nhân bệnh tiểu đường thường xuyên gây hại và làm  ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Theo thống kê thì số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường chiếm đến ½ trong tổng số đó đều là điều kiện để phát triển một số loại bệnh liên quan đến thần kinh.

  • Do chấn thương hoặc các dây thần kinh bị chèn ép: Khi bạn gặp phải các tai nạn xe cộ, ngã trong khi vận động thể dục thể thao… làm ảnh hưởng hoặc tổn thương đến dây thần kinh ngoại biên.

  • Nghiện rượu, bia: Thường xuyên sử dụng rượu, bia trong thời gian dài sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, ăn uống kém và thiếu nhiều dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

  • Thiếu hụt nhiều loại vitamin: Người bệnh khi  không  đủ các dưỡng chất và vitamin gây nên sự trao đổi chất kém và sức khỏe bị giảm sút. Cùng với đó vitamin  E, Niacin là một trong những chất rất quan trọng đối với hệ thần kinh.

  • Đừng chủ quan khi bạn bị nhiễm trùng. Vì  có một số nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn có thể chính là nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.

  • Bên  cạnh đó các bệnh lý như bệnh thận, bệnh gan hay suy giáp cũng có nguy cơ làm cho bệnh xảy ra.

  • Các khối u lành hoặc u ác tính đều có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của các trường  hợp có khối u trong cơ thể từ trước.

  • Một số tác dụng phụ của những loại thuốc được dùng để điều trị trong phương pháp hóa trị nhất là những bệnh nhân ung thư.

Còn có những nguyên nhân khác chưa được liệt kê ở trên, nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, cụ thể hơn.

benh-than-kinh-ngoai-bien

Dấu hiệu nhận biết của bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể của mỗi trường hợp không  giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào sợi dây và vị trí dây thần kinh bị tổn thương.

Một vài triệu chứng mà các giảng  viên Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ bao gồm:

  • Triệu chứng được phát hiện sớm và  có thể nói là triệu chứng đầu tiên khi mới bắt đầu tái phát của bệnh là tình trạng ngứa ran phần cánh tay và chân hoặc cũng có thể đau rát. Thường sẽ xuất hiện ở đấu ngón chân, ngón tay sau đó lan dần sang cả bàn chân, bàn  tay.

  • Mất cảm giác đau và cảm nhận được nhiệt độ từ tay hoặc chân khi bị yếu tố bên  ngoài tác động. Ví dụ như khi bạn bị một vật nhọn đâm thì không thể cảm nhận được đau hay khi chạm vào vật  nóng cũng không có cảm giác.

  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển, hoạt động sinh hoạt thường ngày do bị tê tay, chân. Sau đó lan lên cẳng chân, đùi và  tay. Hoặc cũng có thể các rối loạn cảm giác này còn có những biểu hiện nghiêm trọng hơn, nếu bạn thắc mắc có thể hỏi bác sĩ.

  • Hiện tượng choáng váng, ngất xỉu có thể xảy ra khi các dây thần kinh ở tim bị ảnh hưởng. Có những dấu hiệu cảnh báo trước những cơn đau tim chuẩn bị xuất hiện như mệt mỏi, người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt lưu ý là triệu chứng đau thắt ở ngực.

  • Ngoài những dấu hiệu kể trên thì khi mắc bệnh thần kinh ngoại biên người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về bàng quang dẫn đến việc nước tiểu bị rò rỉ, khó kiểm soát hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Có những dấu hiệu không được liệt kê ở trên, bạn có thắc mắc gì có thể hỏi trực tiếp những người có chuyên môn để được giải đáp chính xác, kịp thời.

Để bệnh không xảy ra các biến chứng thì nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám nếu có các dấu hiệu khác thường của cơ thể.

benh-than-kinh-ngoai-bien
Bệnh thần kinh ngoại biên cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh

3. Chẩn đoán và phương pháp điều trị bênh

Chẩn đoán bệnh

Để kiểm tra kết quả bệnh thần kinh ngoại biên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện những kết quả xét nghiệm sau:

Khảo sát dẫn truyền thần kinh:

  • Điện cơ ký (EMG):là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).

  • Sinh thiết thần kinh: có nhiều ưu việt hơn so với sinh thiết não mở truyền thống, giúp tiết kiệm về thời gian, chi phí nằm viện, cũng như giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng có thể gặp từ phẫu thuật mở sọ.

  • Chọc dò tủy sống thắt lưng: đây là phương pháp tối quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi nhiều bệnh thần kinh, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật này.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não và tủy sống: Kỹ thuật này giúp chẩn đoán hiệu quả các bệnh về não, hay các dây thần kinh nào bị ảnh hưởng và gây tổn thương cho não.

Xem thêm các bài viết liên quan

Phương pháp dùng để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người mà đưa ra phương pháp điều trị riêng biệt. Cách tốt nhất để điều trị bệnh đó là dùng các biện pháp làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra và xử lý gốc rễ nguyên nhân gây ra bệnh. Một vài phương pháp người bệnh có thể tham khảo như:

 * Điều trị giảm các triệu chứng bằng các loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm và thuốc co giật:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm: Có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh thần kinh ngoại biên gây ra. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng như: imipramine, nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin và desipramine (Norpramin)… Nếu khi dùng thuốc bạn gặp phải một vài tác dụng phụ thì có thể thử chuyển sang loại khác để sử dụng.

  • Thuốc chống co giật: Nhóm thuốc này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và cũng có tác dụng để giảm đau (tuy không giảm đau nhanh bằng các loại thuốc giảm đau đặc hiệu) như carbamazepin và gabapentin.

  • Các loại thuốc khác gồm melatonin và các thuốc chống co cứng, thuốc thoa với kem capsaicin.

Khi dùng các loại thuốc để điều trị người bệnh nên tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý tăng giảm liều dùng khi chưa có chỉ định.

benh-than-kinh-ngoai-bien
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

* Điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh

  • Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể: Vitamin B - B-1, B-6 và B-12.

  • Điều trị bệnh tiểu đường, ngăn chặn diễn biến phát triển của bệnh.
  • Hạn chế tới mức tối đa những chất độc hại và các thuốc gây độc.

  • Tìm hiểu thật kỹ những loại thuốc bạn có ý định sử dụng và dùng đúng theo hướng dẫn, liều lượng để tránh những tác dụng phụ có thể gây ra.

  • Điều trị rối loạn tự miễn.

  • Giảm sức ép lên các dây thần kinh.

* Bên cạnh, những phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc hay điều trị tận gốc nguyên  nhân gây ra bệnh thì bạn cũng có thể sử dụng những liệu pháp:

  • Vật lý trị liệu: Rất tốt cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi  các dây thần kinh gây ra triệu chứng đau cổ, đau thắt  lưng…

  • Phản hồi sinh học

  • Châm cứu: phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả, không để lại di chứng, chữa bệnh không gây đau đớn và đặc biệt là không phải uống thuốc.

  • Phẫu thuật hoặc phong bế thần kinh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân bị tổn thương tủy sống nghiêm trọng. Hoặc khi người bệnh điều trị các phương pháp kể trên không có hiệu quả nên bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Những thông tin cung cấp về bệnh Thần kinh ngoại biên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để bệnh thần kinh ngoại biên được điều trị nhanh chóng người bệnh cần tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.  Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo tuyệt đối không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.