Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gemfibrozil thường được sử dụng trong những trường hợp nào?


Gemfibrozil là thuốc gì? Có công dụng ra sao? Sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Thông tin đầy đủ sẽ được chúng tôi cung cấp ở dưới. Hãy cùng tìm hiểu thêm các kiến thức y khoa hữu ích nhé các bạn!!!

Thuốc Gemfibrozil thuộc nhóm thuốc tim mạch.

Dạng bào chế: Viên nang, viên nén bao phim, viên nén.

Thành phần: Gemfibrozil

1. Tác dụng của thuốc Gemfibrozil 

Thuốc Gemfibrozil thường được sử dụng đồng thời với chế độ ăn kiêng sẽ có tác dụng làm giảm lượng chất béo và làm tăng các cholesterol tốt trong máu. Thuốc cũng có thể giúp làm giảm các cholesterol xấu.

Tác dụng làm giảm lượng chất béo trong cơ thể cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến  tuyến tụy.

Ngoài ra thuốc sẽ còn được chỉ định sử dụng trong các trường hợp khác, nếu người dùng có thắc mắc nên hỏi trực tiếp các dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn chính xác, cụ thể.

Xem thêm các bài viết liên quan

thuoc-Gemfibrozil
Thuốc Gemfibrozil

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Gemfibrozil 

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp ngăn ngừa bệnh tăng mỡ trong máu

  • Sử dụng 600mg/ ngày. Chia làm 2 lần sử dùng hàng ngày.
  • Thời điểm tốt nhất nên uống là buổi sáng và tối.

Liều lượng dành cho trẻ em

  • Nhà sản xuất chưa có nghiên cứu và công bố về liều lượng sử dụng thuốc an toàn với trẻ em. Do đó nếu bạn có ý định sử dụng cho trẻ thì nên tham khảo ý kiến những người có năng lực chuyên môn để có những hướng dẫn cụ thể tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Gemfibrozil dạng viên nén nên người bệnh sử dụng theo đường uống để điều trị bệnh.

Trước khi dùng nên đọc kỹ nhãn dán, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

Để thuốc phát huy tốt và cơ thể người bệnh cũng tăng khả năng hấp thụ thuốc thì nên uống thuốc vào trước bữa ăn sáng, bữa tối.

Luôn luôn nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, nếu có gì không hiểu thì nên hỏi lại ngay.

Kiên trì sử dụng hết quá trình điều trị, không nên tự ý ngừng hoặc tăng giảm liều dùng khi đang uống thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Gemfibrozil 

Một số tác dụng phụ của thuốc Gemfibrozil người dùng có thể gặp phải như:

  • Đau dạ dày kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Suy giảm chức năng tình dục, giảm ham muốn.
  • Xuất hiện các triệu chứng cảm cúm, đau họng, ho, sốt, hắt xì hơi.
  • Thỉnh thoảng bị đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Đau các khớp, cảm giác tê nhức toàn thân.

Ngoài ra thuốc Gemfibrozil còn có thể khiến cho người dùng gặp phải một vài tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Sau khi ăn thường bị đau ở vùng bụng trên.
  • Đi tiểu gặp khí khăn đau hoặc rát.
  • Thị lực bị giảm sút, nhìn mờ, đau mắt.
  • Da đổi màu và nhợt nhạt, dễ bầm tím, chảy máu.
  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Tim đập nhanh bất thường.
  • Khả năng tập trung làm việc hoặc học tập bị suy giảm rõ rệt.

Khi cơ thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Để hạn chế tốt đa những tác dụng phụ xảy ra thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc của thầy thuốc. Tuy nhiên không phải ai trong quá trình dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng không mong muốn đó.

4. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc nếu sử dụng đồng thời với Gemfibrozil sẽ làm gia tăng xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc cũng có thể làm suy giảm chức năng của thuốc. Để hạn chế quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào. Một số loại thuốc xảy ra tương tác với thuốc Gemfibrozil như:

  • Thuốc chống đông, dẫn xuất coumarin hoặc indandion: dùng cùng lúc với G sẽ gây ra những tác dụng phụ của thuốc.
  • Chenodesoxycholique hoặc ursodesoxycholique: Tác dụng có thể giảm khi dùng đồng thời những thuốc này với gemfibrozil, là chất có xu hướng làm tăng bão hòa cholesterol ở mật.
  • Lovastatin: làm gia tăng nguy cơ nồng độ creatine kinase  và myoglobin niệu dẫn tăng dẫn đến tình trạng suy thận cấp.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng  có thể làm ảnh  hưởng đến tác dụng của thuốc Gemfibrozil , đặc biệt như:

  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Trường hợp suy giáp hoặc hoạt động của tuyến giáp suy giảm.
  • Có các bệnh lý về thận, gan bao gồm cả bệnh nhân xơ gan.
  • Đang ở trong tình trạng đau, căng hoặc yếu cơ.
  • Người mắc bệnh túi mật.
thuoc-Gemfibrozil
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xác định được nồng độ Cholesterol xấu, tốt và có hướng điều trị thích hợp

5. Thận trong khi dùng thuốc Gemfibrozil 

Khám sức khỏe định kỳ khi sử dụng thuốc Gemfibrozil , vì thuốc có thể làm tăng sự bài tiết cholesterol vào trong túi mật và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.

Trong quá trình điều trị cần xét nghiệm lipid huyết thanh, ngừng điều trị bằng thuốc Gemfibrozil nếu nồng độ lipid không thỏa đáng.

Nếu không còn sử dụng Gemfibrozil thì vấn nên duy trì chế độ ăn kiêng để giảm lipid huyết thanh thích hợp và theo dõi lipid huyết thanh cho tới khi người bệnh ổn định.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Không sử dụng đồng thời Gemfibrozil với cerivastatin.
  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận.

Bài viết về thuốc Gemfibrozil  ở trên với đầy đủ những thông tin: công dụng, liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ... hy vọng những thông tin đó đã mang lại nhiều kiến thức y khoa hữu ích cho bạn đọc. Nhưng hãy nhớ những thông tin đó do Cao Đẳng Y Dược Hà Nội chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế các hướng dẫn của những bác sĩ, dược sĩ.