Bệnh hẹp niệu quản là gì? Có gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh hay không?... Nhưng băn khoăn trên của bạn đọc về bệnh hẹp niệu quản sẽ được chia sẻ đầy đủ và chi tiết ở bên dưới bài viết.
Niệu quản là bộ phận có dạng ống nhỏ và dài khoảng 30cm, thực hiện nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống dưới bàng quang và giúp đào thải ra bên ngoài. Theo cơ cấu sinh học thì niệu quản có 3 chỗ hẹp như: đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn đổ vào bàng quang, lỗ niệu quản, đoạn nối giữa bể thận và niệu thận.
Hẹp niệu quản là tình trạng tắc ngẽn ở một hoặc cả hai ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Những bệnh nhân bị hẹp niệu quản dòng nước tiểu sẽ thường chảy thành dòng đôi hoặc trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm ngăn chặn hoàn toàn dòng nước tiểu.
Bệnh hẹp niệu quản có diễn biến khá nhanh chóng và chuyển biến sang tình trạng nghiêm trọng hơn như mất chức năng thận, nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp niệu quản
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hẹp niệu quản và các nguyên nhân này có thể xuất phát từ cả bên trong hoặc bên ngoài của niệu quản, cụ thể như:
Nguyên nhân từ bên trong niệu quản:
- Do người bệnh mắc bệnh sỏi niệu quản.
- Trong lòng niệu quản có khối u lành tính hoặc ác tính.
- Mắc nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có nguy cơ cao gây ra bệnh hẹp niệu quản.
- Đã sử dụng các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa ở niệu quản.
- Do bên trong niệu quản có xuất hiện cục máu đông. Nguyên nhân gây xuất huyết có thể do sỏi thận hoặc khối u bên trong.
Nguyên nhân gây ra từ bên ngoài niệu quản
- Những cơ quan nằm xung quanh niệu quản bị viêm nhiễm.
- Người bệnh bị táo bón nặng.
- Phụ nữ mang thai khi thai nhi phát triển quá mức và gây áp lực cho niệu quản. Chính điều này gây ra triệu chứng đến 2 niệu quản cùng một lúc.
- Xuất hiện các khối u buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, đặc biệt là u lympho hoặc sarcoma.
- Bị mắc lạc nội mạc tử cung.
Ngoài những nguyên nhân ở trên sẽ còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp niệu quản như:
- Đã từng có tiền sử mắc các bệnh về đường tình dục.
- Người đã từng sử dụng ống thông tiểu, một loại ống soi mềm nhỏ được đưa vào cơ thể để thoát nước tiểu từ bàng quang.
- Niệu đạo đang bị sưng và kích thích hoặc đã từng bị viêm trước đó.
- Tuyến tiền liệt bị mở rộng.
2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh hẹp niệu quản
Dấu hiệu của bệnh của mỗi người sẽ khác nhau do còn phụ thuộc vào yếu tố bị tắc nghẽn (tắc nghẽn một phần hay toàn bộ ống niệu quản bị tắc nghẽn), cụ thể như:
- Có các triệu chứng của tăng huyết áp.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều trị khỏi lại bị tái phát nhiều lần.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Bí tiểu, đau rát khi đi tiểu.
- Lượng nước đi tiểu và tần suất đi tiểu sẽ giảm hơn so với người bình thường.
- Đau lưng, cơn đau quặn thắt.
- Sốt.
- Để đảm bảo không gây ra các biến chứng nguy hiểm thì ngay khi có các dấu hiệu ở trên thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Đau mang tai cảnh báo dấu hiệu của những bệnh lý nào?
- Những triệu chứng cảnh báo bệnh u não nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa
- Xuất huyết u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
3. Hẹp niệu quản có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc hẹp niệu quản có nguy hiểm không? Điều trị chữa dứt điểm được hay không? Trên thực tế thì bệnh có thể được chữa lành nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. Nhưng cùng với đó nếu không phát hiện ra bệnh sớm và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Chức năng thận bị suy giảm và mất dần các chức năng nếu không được điều trị.
- Hình thành sỏi thận do khi bị hẹp niệu quản làm lắng đọng chất cặn và lâu dần hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận.
- Thận ứ nước, nhiễm trùng tiết niệu, ứ mủ thận.
- Teo thận.
- Có các triệu chứng tăng huyết áp, điều này dễ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khi huyết áp tăng cao như đột quỵ…
4. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp niệu quản
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với từng người, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán hẹp niệu quản bằng cách sử dụng các kỹ thuật y tế. Cụ thể nhờ sự hỗ trợ của các xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: căn cứ vào sự xuất hiện của độ thanh thải nước tiểu creatinine và tìm hiểu dấu hiệu nhiễm trùng, điều này sẽ báo hiệu tốt chức năng hoạt động của thận.
- Siêu âm: Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm phần phía sau lưng để cho bác sĩ xem thêm chức năng và hoạt động của thận.
- Chụp X quang bàng quang niệu đạo khi bài xuất nước tiểu: Cách tiến hành: chèn một ống nhỏ qua niệu đạo, tiêm thuốc nhuộm vào bàng quang và chụp X- quang thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo trước, trong khi đi tiểu. Cách chẩn đoán hình ảnh này sẽ kiểm tra được lưu lượng nước tiểu bất thường.
- Nội soi bàng quang: Sử dụng một ống nhỏ có camera và ánh sáng đưa vào bên trong niệu đạo hoặc thông qua một vết mổ nhỏ. Nhờ vào hệ thống quang học sẽ cho bác sĩ nhìn được bên trong niệu đạo và bàng quang.
- Chụp cắt lớp vi tính: sử dụng các góc nhìn tia X và chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Dùng máy tính để xử lý để tạo ra các hình ảnh cắt ngang của thận, niệu quản và bàng quang.
- Chụp cộng hưởng từ: đây là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh hiện đại bậc nhất hiện nay. Nhờ vào từ trường và sóng radio để cho kết quả những hình ảnh chi tiết và các cơ quan, mô tạo nên hệ thống tiết niệu.
Biện pháp điều trị bệnh hẹp niệu quản
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn người bệnh dùng các phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh hơn. Các phương pháp được dùng trong điều trị bệnh hẹp niệu quản như:
- Dẫn lưu nước tiểu
Biện pháp dẫn lưu nước tiểu cần được tiến hành ngay khi xuất hiện các cơn đau do hẹp niệu quản gây ra để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể người bệnh. Đây được coi là biện pháp tạm thời nhằm giảm các vấn đề tắc nghẽn do bệnh gây ra. Một số chỉ định từ bác sĩ như:
- Đặt stent niệu quản: đây là biện pháp đặt ống rống bên trong niệu quản nhằm giữ cho niệu quản không bị hẹp và luôn mở.
- Dẫn lưu bể thận qua da: tác dụng của việc này là dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da và giải quyết tốt tình trạng ứ nước, ứ mủ bể thận nhằm giải quyết tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Tránh các nhiễm trùng lan rộng ra, kéo dài thời gian để chờ giải quyết các nguyên nhân gây tắc nghẽn.
- Luồn một ống thông qua niệu đạo nối trực tiếp với bàng quang và túi thoát nước ở bên ngoài cơ thể. đối với những trường hợp có vấn đề với bàng quang làm dẫn lưu thận kém hơn thì việc luồn ống này vô cùng quan trọng.
Những kỹ thuât dẫn lưu nước tiểu này tùy thuộc vào tình trạng người bệnh mà được chỉ định dùng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật để điều trị bệnh hẹp niệu quản được chia làm 2 loại: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở chỉ khác nhau về thời gian hồi phục, kích thước, số lượng vết mổ của người bệnh khi dùng phương pháp điều trị. Ngoài việc dùng các phương pháp điều trị ở trên để loại bỏ tắc nghẽn hoặc bỏ qua tắc nghẽn thì người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Tuy nhiên không nên tự ý dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định hay hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Dược Hà Nội thì bệnh hẹp niệu quản có thể được phòng tránh nếu bạn chú ý một số điều dưới đây:
- Uống thật nhiều nước để giúp phòng tránh sỏi ở đường tiết niệu.
- Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng hẹp niệu quản bẩm sinh của thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó còn giúp chẩn đoán xem sự phát triển của thai nhi có gây ảnh hưởng hay chèn ép đến niệu quản của mẹ hay không.
- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh bệnh táo bón cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Những thông tin về bệnh hẹp niệu quản mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh này. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.