Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những triệu chứng cảnh báo bệnh u não nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa


U não - căn bệnh gây nguy cơ tử vong cao. Để phát hiện ra căn bệnh nguy hiểm này sớm và điều trị khi chưa quá muộn thì bạn cần phải nắm rõ những dấu hiệu nhận biết của bệnh. Tất cả thông tin cần thiết sẽ có dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

U não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nó xảy ra khá phổ biến do sự xuất hiện và tăng trưởng của khối u lành tính hoặc ác tính bên trong não.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh u não

Theo  các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội thì hiện chưa xác định được các nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành nên bệnh u não đó là:

  • Tuổi tác: Bệnh u não có thể xảy ra trên cả người lớn và trẻ em  trên 8 tuổi. Nhưng phần lớn thường  gặp ở người lớn tuổi (70 tuổi trở lên) và xảy ra ở trẻ em sau khi điều trị bệnh ung thư bạch cầu.

  • Khu vực: Bệnh u não thường gặp ở những người da trắng so với các  chủng tộc da khác.

  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh u tế bào đệm.

  • Đặc thù nghề nghiệp: Nếu bạn làm việc trong môi trường độc hại như môi trường phóng xạ, công nhân ngành nhựa, ngành chế  tạo sợi tổng hợp… thì sẽ có nguy cơ hình thành nên bệnh u não cao hơn những người bình thường rất nhiều.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

benh-u-nao
Có những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh u não?

2. Triệu chứng nhận biết của bệnh u não

Người bệnh có thể phát hiện ra bệnh sớm nhờ vào những triệu chứng nhận biết của bệnh bao gồm:

Những cơn đau đầu xuất hiện ngày càng nhiều

Kèm theo dấu hiệu nôn và buồn nôn là sự gia tăng về cường độ và tần suất các cơn đau đầu thì đó chính là dấu hiệu phổ biến của bệnh u não.

Do lúc này vùng não đang dần bị tổn thương nên người bệnh sẽ thấy cơn đau đầu tập trung vào phần não.

Khó giữ thăng bằng và chân, tay bị tê

Cảm nhận được chân, tay bị tê và việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày trở lên khó khăn, chậm chạp hơn trước. Nếu thấy biểu hiện ngày một diễn biến xấu đi thì bạn cần đến  bệnh viện để kiểm tra.

Suy giảm về thị giác và thính giác

Khối u trong não xuất hiện và có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh trong đó có thị lực. Làm cho người bệnh gặp vấn đề về tầm  nhìn. Nếu nghiêm trọng hơn  người bệnh có thể nhìn thấy các đốm đen trong hình ảnh mắt thu được khi nhìn mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó khối u cũng làm ảnh hưởng đến thính giác và gây ra các triệu chứng liên quan đến nghe: nghe không được rõ, khó nghe, nhất là kèm theo biểu hiện ù tai, chóng mặt.

Trí nhớ gặp vấn đề và  tính cách dễ thay đổi

Người bị u não sẽ có biểu hiện lú lẫn, thường xuyên nhầm lẫn, quên quên, nhớ nhớ. Dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Ngoài ra các triệu chứng của u não có thể gây ra khó chịu cho bệnh nhân làm cho bệnh nhân  dễ nổi cáu, hung hăng…

3. Phương pháp điều trị bệnh u não

Vị trí khối u và mức độ bệnh tình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra  các liệu pháp điều trị phù hợp giữa các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phẫu thuật

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh đã  trở lên nghiêm trọng và thường xảy ra ở giai đoạn cuối.

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách: Bác sĩ mổ sẽ mở hộp sọ và cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của khối u, sau đó sẽ khâu lại. Ưu điểm của phương pháp này là  nhanh chóng giúp bệnh nhân phục hồi các triệu chứng thần kinh hay giúp dịch não tuỷ do bướu gây chèn ép tắc nghẽn có thể lưu thông lại. 

Tuy nhiên phương pháp này cũng xảy ra nhiều rủi ro ngoài ý muốn khác.

benh-u-nao
Phẫu thuật là một phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh u não

Phương pháp xạ trị

Sử dụng chùm tia năng lượng cao như bức xạ ion hóa, tia  X - Quang, tia gamma hoặc tia protons để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này sẽ thường được sử dụng sau khi điều trị phẫu thuật.

Mục đích của phương  pháp này sẽ ngăn chặn sự tái phát, kích thước của khối u.

Xạ trị sẽ được thực hiện trong 5 ngày mỗi tuần và mỗi lần điều trị trong  vòng 5  phút.

Qúa trình xạ trị sẽ khiến cho bệnh nhân bị rụng tóc gây sưng não và nhức đầu. Khi gặp phải các cơn đau đầu người bệnh nên nhờ bác sĩ kê cho một vài loại thuốc giảm đau.

Tác dụng phụ của quá trình xạ trị là vô cùng lớn, chúng có thể gây phá hủy toàn bộ các mô não khỏe mạnh khiến người bệnh có thể có các triệu chứng co giật và tính mạng bị đe dọa.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc để phá hủy tế bào ung thư, nhằm ngăn chặn chúng phát triển và phân chia.

Hóa trị thường được chỉ định trong một khoảng thời gian nhất định, thường vài tháng đến 1 năm hoặc có thể hơn (tùy vào bệnh, mức độ đáp ứng, mức chịu đựng của cơ thể).

Ngoài những phương pháp điều trị trên  người bệnh có thể  có thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị như:

  • Sử dụng Steroids: giảm bớt các triệu chứng đau do sưng não sau quá trình điều trị phẫu thuật và xạ trị.

  • Bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc chống động kinh để phòng chống co giật.

  • Vật lý trị liệu: U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng.

  • Trị liệu điều trị về giọng nói: giúp người bệnh cải thiện tình trạng nói khó và triệu chứng khó nuốt do bệnh gây ra theo các hướng dẫn từ những chuyên gia về trị liệu.

4. Một số cách giúp phòng chống u não hiệu quả

Bạn có thể phòng chống bệnh u não bằng cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một số cách sau đây:

Hạn chế tiếp xúc với bức xạ

Các loại bức xạ như bức xạ tia cực tím, xạ trị, phơi nhiễm phóng xạ… hay các đặc thù nghề nghiệp: môi trường độc hại như môi trường phóng xạ, công nhân ngành nhựa, ngành chế  tạo sợi tổng hợp… có thể làm tăng nguy cơ mắc u não. Do vậy, bạn nên tránh các yếu tố nguy cơ này để phòng chống u não. 

Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn nhiều rau, quả giúp phòng tránh béo phì và cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất phòng tránh ung thư, khối u não và các bệnh về tim mạch. 

Đừng bao giờ bỏ bữa sáng vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Ngoài ra, bữa sáng còn giúp điều chỉnh nồng độ glucose và cholesterol thấp, phòng tránh táo bón. Do đó, hãy nên ăn bữa sáng kết hợp đủ tinh bột - chất béo hoặc tinh bột - chất đạm.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, hệ tim mạch và các mạch máu làm việc tốt hơn. Số lượng tế bào máu tăng, hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Đồng thời cơ thể hấp thụ ít chất béo, kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng.

Giữ tâm lý thoải mái

Ngoài các biện pháp điều trị u não bằng y học, tạo 1 tinh thần lạc quan, thoải mái cho người bệnh cũng giúp kéo dài sự sống. Tâm lý, tinh thần ổn định là điều kiện tốt để tăng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. 

Thông tin về bệnh U não đã được đề cập chi tiết ở trên: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, biện pháp điều trị... Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm và không có tác dụng thay thế chỉ định của các bác sĩ.