Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậu – tình trạng ra máu ở bộ phận sinh dục nữ do tai biến sản khoa nặng, gây nguy hiểm đối với sản phụ sau sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin y khoa hữu ích cho bạn đọc.
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu nhiều sau khi chuyển dạ. Thông thường sau khi sinh thì các cơ của tử cung cần phải co lại để cầm máu. Khi do một nguyên nhân nào đó mà cơ tử cung bị hoạt động kém đi. Hoạt động co và siết lại không được diễn ra bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh. Có hai loại băng huyết phổ biến là:
Băng huyết nguyên phát: tình trạng mất máu trong khoảng 24 giờ đầu sau khi sinh với liều lượng nhiều hơn 500ml. Tình trạng băng huyết này sẽ ít phổ biến hơn và trong khoảng 1000 người mới có 6 người bị băng huyết loại này.
Băng huyết thứ phát: chảy máu nhiều và bất thường ở âm đạo trong thời gian từ 24 giờ đầu đến 12 tuần sau sinh.
1. Nguyên nhân băng huyết sau sinh mổ
Một số các nguyên nhân dẫn đến băng huyết như:
Tử cung không thể co hồi sau khi sinh
Khi em bé chào đời thì tử cung của người mẹ sẽ dần được co hồi lại kích thước như ban đầu. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tình trạng tử cung không thể co hồi lại được (tình trạng này gọi là đờ tử cung).
Đờ tử cung có thể do nhiều yếu tố khác gây ra: trước đó sản phụ đã từng sinh nở rất nhiều lần. Tử cung gặp các vấn đề khác như có u xơ, tử cung bị dị dạng hoặc tử cung quá căng do đa thai, đa ối. Thời gian chuyển dạ kéo suốt trong một thời gian dài, thai phụ bị suy nhược, gây mê quá sâu hoặc ối bị nhiễm trùng.
Bánh nhau có các vấn đề bất thường
Mẹ bầu trong thai kỳ gặp phải các vấn đề về nhau thai như nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, nhau bám thấp… tất cả các trường hợp đó sẽ gây chảy máu nhiều sau khi sinh.
Bên cạnh đó nếu bánh nhau có diện tích quá lớn khi bị bong ra sẽ dẫn đến băng huyết sau sinh.
Tổn thương đường sinh dục
Hiện tượng vỡ tử cung hoặc rách tử cung trong quá trình sinh nở thì cũng có thể trở thành nguyên nhân gây băng huyết.
Rối loạn đông máu
Nhiễm trùng máu, thuyên tắc ối hoặc mắc hội chứng rối loạn đông máu sẽ khiến cho sản phụ dễ bị băng huyết sau sinh.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Cách nấu nước xông giải cảm đúng chuẩn giúp điều trị cảm cúm tại nhà
- Rối loạn tuyến yên là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh
- Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã sưng đầu?
- Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh, cụ thể như:
- Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh.
- Ở những lần sinh trước đó đã từng bị băng huyết.
- Chỉ số cơ thể BMI lớn hơn 35.
- Mang thai sinh đôi hoặc sinh ba.
- Nhau thai bị bong sớm hơn bình thường.
- Có tiền sử sản giật hoặc huyết áp cao.
- Cơ thể người mẹ mắc vấn đề thiếu máu.
- Bị chứng nhau thai thấp.
- Trong quá trình sinh nở cần cắt tầng sinh môn để giúp chuyển dạ.
- Thời gian đau đẻ kéo dài trên 12 tiếng.
- Quá lớn tuổi khi sinh con đầu lòng.
- Sản phụ bị suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
- Sau đẻ non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.
Sẽ còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Nếu bạn còn thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và đầy đủ.
2. Các dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ
Chị em phụ nữ sau khi sinh cần theo dõi cơ thể thường xuyên nếu thấy các dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ cần xử lý kịp thời để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng nguy hiểm:
- Chảy máu từ bộ phận sinh dục: máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm kèm theo đó là hình dạng máu cục hoặc máu loãng. Thông thường sau khi mổ trong vòng 24 giờ đầu khi sinh thì từ đường sinh dục của sản phụ sẽ bị chảy máu.
- Tử cung tăng thể tích: đây là do máu chảy ứ trong buồng tử cung. Khi này đáy tử cung lên cao dần, bề ngang của tử cung to dần ra và mềm. Sẽ rất khó khăn để thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
- Làm các chẩn đoán và xét nghiệm thì sẽ thấy rõ được các hồng cầu trong cơ thể sản phụ bị suy giảm, huyết sắc tố, rối loạn đông máu… những điều này chứng tỏ sản phụ đã bị băng huyết sau sinh.
- Việc mất máu nhiều sẽ khiến sản phụ bị tụt huyết áp, mặt tái xanh, chóng mặt, tim đập nhanh… các triệu chứng này của mỗi người khác nhau do còn phụ thuộc vào lượng máu bị mất.
- Đau bụng dưới dữ dội và âm đạo xuyết huyết là triệu chứng phổ biến của băng huyết sau sinh.
3. Sau khi sinh bị băng huyết có nguy hiểm không?
Nếu bị băng huyết sau sinh mà không được điều trị, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến một số các biến chứng như:
- Thể tích tuần hoàn bị suy giảm dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và nghiêm trọng là tử vong.
- Dễ bị nhiễm trùng hậu sản.
- Mất máu nhiều và không thể cầm máu dẫn đến thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược cơ thể, gầy ốm, vô kinh.
- Vô sinh hoặc có những trường hợp phải cắt tử cung.
4. Điều trị băng huyết sau sinh như thế nào?
Thường xuyên theo dõi tử cung của sản phụ để kiểm soát tốt tình trạng băng huyết có thể xảy ra và kịp thời xử lý.
- Khi phát hiện sớm các dấu hiệu băng huyết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng dưới của bạn để kiểm tra tử cung đã khép lại hay chưa. Tiếp đến là siêu âm xem nhay thai có còn bị sót lại trong tử cung hay không.
- Nếu tử cung của sản phụ đã đóng mà âm đạo vẫn tiếp tục chảy máu thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê màng cứng để kiểm tra cổ tử cung và âm đạo.
- Phương pháp thường được dùng để chẩn đoán băng huyết sau sinh xảy ra muộn đó là siêu âm. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào âm đạo để kiểm tra nhau thai còn sót. Hoặc cũng có thể dùng miếng gạc âm đạo để xác định mức độ nhiễm trùng.
- Còn nếu băng huyết là do nguyên nhân tử cung co bóp yếu thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp tử cung có thể co bóp mạnh hơn và thực hiện massage bụng cho bạn để giúp tử cung co bóp.
- Nếu mất máu là do vết rách ở tử cung hoặc âm đạo thì bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ cũ.
- Thực hiện các biện pháp ở trên không đem lại hiệu quả thì sản phụ cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung chỉ được sử dụng trong một số hiếm trường hợp. Ngoài ra, còn một biện pháp khác là thủ thuật loại bỏ nhau thai sót lại qua đường âm đạo.
Xử trí có thể khác nhau phụ thuộc bệnh nhân, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị sẵn có. Nói chung, xử lý băng huyết sau sinh nên phối hợp nhiều phương pháp, liên quan đến việc duy trì sự ổn định huyết động đồng thời xác định và điều trị nguyên nhân gây mất máu.
5. Cách phòng tránh nguy cơ băng huyết sau sinh
- Nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tỷ lệ tử vong do băng huyết thì bản thân mỗi chị em phụ nữ đều cần có các biện pháp dự phòng cho bản thân, cụ thể như:
- Một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế nguy cơ bị băng huyết sau sinh là thai phụ nên thường xuyên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ xuyên suốt thai kì. Như vậy, bác sĩ có thể kịp thời chẩn đoán, phát hiện sớm và đưa ra giải pháp phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này.
- Thực hiện tốt các kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày hoặc đẻ nhiều. Các mẹ đặc biệt không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.
- Khi có thai: thai phụ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám nhằm phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây băng huyết. Hãy chọn cơ sở có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại để theo dõi trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong khi mang thai là yếu tố quan trọng. Mẹ bầu tuyệt đối không nền để tình trạng thiếu máu xảy ra hoặc để cân nặng của thai nhi vượt chuẩn quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Nên bổ sung thêm các viên sắt và acid folic trong quá trình mang thai để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó thường xuyên bổ sung thêm rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu dưỡng chất khác.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho sản phụ khi vừa sinh xong, tránh làm việc nặng. Tâm lý cũng có thể gây nên hậu quả băng huyết do đó hãy luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, không tạo áp lực cho bản thân..
- Sau khi sinh cũng cần chế độ sinh dưỡng hợp lý ít nhất là trong khoảng thời gian từ sau khi sinh đến khoáng 42 ngày để cơ thể được phục hồi nhanh chóng.
Người mẹ cần giữ gìn và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Mẹ cần tránh tuyệt đối không thực hiện việc chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng. - Nếu hiện tượng băng huyết sau sinh xảy ra. Các mẹ cần phải nhanh chóng tiến hành thực hiện các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực. Đồng thời, kết hợp kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều trị song song.
Hi vọng các thông tin bổ ích, chi tiết về băng huyết sau sinh ở trên do Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ sẽ bạn hiểu hơn về tình trạng nguy hiểm đó. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách điều trị hiệu quả thì nhớ tham khảo bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé.