Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bị tiểu đường khi mang thai là gì?


Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, điều này có thể xảy ra nhiều ở trong quá trình từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao

  • Trọng lượng cơ thể quá lớn, thừa cân, béo phì.
  • Thai phụ đã từng có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần trước đó.
  • Có đường trong nước tiểu của thai phụ.
  • Do di truyền: gia đình đã từng có người mắc tiểu đường.

1. Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ

Việc nhận biết bệnh tiểu đường thai  kỳ thông qua các dấu hiệu sẽ giúp bạn có các phương pháp điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Một số dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ cụ thể như

Thường xuyên buồn tiểu

Triệu chứng này sẽ khiến mẹ bầu gia tăng tần suất đi tiểu hàng ngày. Nguyên nhân là do sự gia tăng của hormone HCG và áp lực trên bàng quang gia tăng. Đây cũng là một triệu chứng phổ biến của những mẹ bầu nên sẽ chủ quan và không quan tâm đến tình trạng bệnh tình của thai kỳ.

Bên cạnh  đó lượng Glucose sẽ được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, đồng thời thận sẽ thực hiện chức năng và thải các chất thải thông qua đường nước tiểu. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra thêm nhiều nước tiểu và mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên.

Nếu thấy trong quá trình mang bầu, đột nhiên có khoảng thời gian đi tiểu liên tục thì bạn nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa.

Khát nước liên tục, cảm thấy khô miệng

Việc thường xuyên phải đi tiểu sẽ khiến cho cơ thể của bạn hao hụt đi  lượng nước sẵn có trong cơ thể. Do đó bạn sẽ cảm thấy khô miệng và nhu cầu thiết yếu là cần phải uống nước nhiều hơn bình thường.

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ là gì?

Ăn nhiều và liên tục

Việc ăn nhiều không kiểm soát được là điều phổ biến và dễ gặp do phải ăn để cung cấp dưỡng chất cho bào thai.

Đối với trường hợp bị mắc tiểu đường thai kỳ ăn nhiều hơn bình thường là  do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Vì không đủ năng lượng cần thiết nên não của mẹ bầu sẽ nhận được tín hiệu đói từ cơ thể. Nên bạn sẽ luôn cảm thấy đói.

Âm đạo dễ bị nấm xâm nhập

Khi lượng đường trong cơ thể tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nấm men ở âm đạo phát triển.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy vùng âm đạo, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi… thì nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để được điều trị sớm.

Thị lực bị suy giảm

Phụ nữ mang bầu sẽ thấy nhìn mờ hoặc tầm nhìn bị giảm hơn so với trước. Lý giải cho việc này là do lượng đường trong máu tăng đột ngột nên khi này cơ thể chưa thể thích nghi kịp với các sự thay đổi trong cơ thể nên dẫn đến tình trạng thị lực bị suy giảm. Tuy nhiên chỉ diễn ra trong một thời gian  ngắn.

Nếu thấy triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Thường xuyên bị ngứa

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các triệu chứng ngứa ngáy trên da, da khô hoặc nhiễm nấm âm đạo gây ngứa… để cải thiện nhanh các dấu hiệu ngứa ngáy thì bạn nên dùng các xà phòng chuyên dụng, nên tắm giặt, vệ sinh sạch sẽ cơ thể thường xuyên.

Trên da xuất hiện các đốm tối màu trên da

Ở các vị trí như cổ, nách, xương chậu sẽ xuất hiện sớm các vấn đề về da.  Do nồng độ insulin trong cơ thể có vấn đề. 

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Luôn luôn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ bầu và thai nhi

2. Tiểu đường thai kỳ có gây nguy hiểm không?

Khi mắc tiểu đường thai kỳ cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể bị các  biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng mẹ  bầu có thể mắc phải

  • Mẹ bầu sẽ có nhiều khả năng cao mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh…
  • Khó sinh: do đường trong máu của mẹ truyền sang bé làm cho tuyến tụy của thai nhi phải hoạt động nhiều hơn so với những thai nhi bình thường khác và cũng chính điều này sẽ dẫn đến toàn bộ thân trên của thai nhi phát triển hơn, đặc biệt là phần xương vai nên trong quá trình sinh nở có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não.
  • Bên cạnh đó có trường hợp sẽ bị sinh non, thai chết lưu, đa ối hoặc nguy hiểm hơn là vỡ ối ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Biến chứng thai nhi có thể mắc phải

  • Gặp các vấn đề về đường hô hấp: thai nhi bị mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có khả năng bị suy hô hấp cao hơn gấp 5 – 6 lần so với những thai nhi bình thường khỏe mạnh khác.
  • Kích thước thai quá to: đường huyết tăng cao, thai nhi sẽ phát triển và tăng tiết insulin để tiêu thụ  lượng đường trong đó nên đồng thời thai nhi cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi.
  • Thai nhi có thể bị hạ canxi máu dẫn đến thường xuyên trẻ vị khó chịu hoặc bị co cứng.
  • Mắc hội chứng hạ đường huyết: tuyến tụy của trẻ nhỏ sau khi được sinh ra vẫn tiếp tục sản sinh ra insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa khi còn trong bào thai. Lúc này lượng đường trong máu sẽ xuống thấp gây ra tình trạng hạ đường huyết. Có những trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến co giật, hôn mê hoặc tổn thương não…
  • Trẻ có thể bị vàng da trong khoảng 28 ngày đầu sau sinh.
  • Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển thai to giảm sự trưởng thành của phổi.
  • Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng về thận và tăng huyết áp khác. Do đó ngay khi có các dấu hiệu khác lạ trong cơ thể thì mẹ bầu nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, được điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để biết rõ hơn những biến chứng về căn bệnh này mẹ bầu nên tham khảo các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Thực hiện các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

3. Biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ

Song hành với quá trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, bản thân mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động để kiểm soát tốt lượng đường huyết ngăn ngừa diễn biến xấu hơn của tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

  • Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì và kiểm soát tốt lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
  • Uống đủ nước hàng ngày để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, duy trì khoảng 2 lít nước/ ngày.
  • Thường xuyên bổ sung các loại rau, củ có chứa ít tinh bột (rau cải, cần tây, cà rốt, súp lơ…), thực phẩm giàu protein (lợn, gà, trứng, sữa…), ăn thực phẩm có nhiều chất xơ (ngũ cốc).
  • Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều tinh bột do tinh bột có chứa hàm lượng lớn carbonhydrat sẽ thúc đẩy việc làm tăng lượng đường trong máu.
  • Hạn chế ăn các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga… Vì các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm cho lượng đường huyết tăng nhanh chóng và khó kiểm soát.
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần chia nhỏ bữa ăn để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn và ăn nhiều bữa thì có thể kết hợp nhiều món ăn khác nhau và cung cấp thêm nhiều nhóm dinh dưỡng khác nhau.

Vận động, tập thể dục trong suốt thai kỳ

  • Thực hiện các động tác, bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó còn giúp tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đề kháng insulin và hạ đường huyết. 
  • Chỉ nên thực hiện khoảng 30 phút/ lần và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như bơi lội, đi bộ, bài tập nhẹ nhàng. Tránh các bài tập gắng sức hoặc giãn cơ quá mức.

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên tham khảo ý kiến các bác sĩ sản khoa, dinh dưỡng sơ sinh để được tư vấn, cải thiện nhanh chóng các tình trạng tiểu đường thai kỳ diễn ra.

Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ, hy vọng qua bài viết mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhanh chóng, chính xác, cụ thể.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!