Đau bụng dưới bên trái là phần thuốc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Vùng bụng này có chứa rất nhiều những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Do đó tình trạng này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Hãy cùng tham khảo dưới bài viết để có lời giải đáp!
Đau nhói bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Các bệnh lý về đường tiêu hóa
Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái có thể bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng viêm túi thừa cấp. Tình trạng này xảy ra khi các túi nằm ngoài thành ruột kết bị viêm. Trong trường hợp bình thường này các túi này sẽ không có bất cứ biểu hiện nào bất thường nhưng khi đã bị viêm thì sẽ gây ra những cơn đau bụng.
Khi các cơn đau bụng diễn ra kèm theo đó là những triệu chứng khác đi kèm như:
Người bệnh bị táo bón: do rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến táo bón như thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc do tác dụng phụ của một vài loại thuốc bạn đang sử dụng.
Bệnh viêm đường ruột: Các bệnh như viêm đường ruột mạn tính (Crohn) và viêm loét đại tràng.
Viêm ruột già: xuất hiện một số triệu chứng như đi đại tiện ra máu, thân nhiệt cơ thể tăng cao, kích thước khuôn phân bị thay đổi nhỏ hơn mức bình thường. Đó chính là bạn đã mắc bệnh viêm ruột già.
Gặp phải các vấn đề về hệ bài tiếp
Đau bụng dưới bên trái có thể là triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu. Do khi sỏi kết lại ở thận và ống niệu thì sẽ có những cơn đau quặn thắt lại ở bên dưới phía bên trái. Bên cạnh đó có thể kèm theo các triệu chứng như đi tiểu kèm máu hoặc buốt, buồn nôn, nôn mửa…
Ngoài ra bệnh nhiễm trừng đường tiết niệu cũng sẽ gây ra các cơn đau bụng đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái.
Đau bụng dưới bên trái do bệnh phụ khoa
Triệu chứng này sẽ thường thấy ở nữ giới chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ. Vì cơn đau dưới bụng trái là căn bệnh như: chửa ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buống trứng, u xơ tử cung… Các cơn đau bụng trái âm ỉ hoặc liên tục có xuất hiện cục u nhỏ thì rất có thể bạn đang bị gây loạn kinh nguyệt. Còn với trường hợp mang thai ngoài tử cung thì sẽ bị đau vùng bụng trái sẽ dữ dội và liên tục.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những loại thuốc chữa đau đầu hiệu quả
- Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Chống rạn da khi mang bầu và các cách điều trị hiệu quả
- Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm và cách phòng ngừa
Những bệnh khác liên quan
Khi đau bụng dưới bên trái có thể mắc một vài bệnh khác như những vết bầm hoặc khối máu tụ bên trong thành bụng.
Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai
Có tới khoảng 80% các bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới trong quá trình mang thai.
Triệu chứng đầu tiên đau bụng dưới bên trái sẽ là do nguyên nhân trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung. Tiếp theo đó sẽ là các triệu chứng ốm nghén và cơn đau bụng dưới bên trái sẽ biến mất sau vài tuần.
Khi thai nhi ngày càng phát triển lớn dần thì dây chằng bên trái có thể gây ra những cơn đau bụng. Đau nhói bên dưới bụng gần háng có thể lý giải là do sự kéo dài tử cung và căng thẳng của dây chằng.
Tuy nhiên các cơn đau bụng dưới bên trái sẽ không chỉ đơn giản như vậy nếu cơn đau có diễn biến thường xuyên mức độ đau dữ dội.
Dưới đây là những trường hợp nguy hiểm khi đau bụng dưới bên trái trong quá trình phụ nữ đang mang thai:
Mang thai ngoài tử cung
Khi tình trạng đau kéo dài và phụ nữ còn thấy xuất hiện các triệu chứng buồn nôn và chảy máu âm đạo bất thường thì cần hết sức cẩn thận.
Vì rất có thể trứng được thụ tinh, tuy nhiên không làm ổ trong tử cung mà lại nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng và gây đau sau khoảng 6 – 7 tuần.
Như vậy chỉ còn cách đình chỉ thai sớm.
Cảnh báo nguy cơ sảy thai
Phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao nhất trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Các dấu hiệu nhận biết như đau quặn thắt ở bụng dưới, âm đạo ra huyết hồng hoặc đỏ tươi.
Để đảm bảo được xử lý kịp thời thì tốt nhất người bệnh nên đến khám bác sĩ ngay.
Tiền sản giật
Tiền sản giật có thể là do thai phụ bị tăng huyết áp, gây rối loạn mạch máu dẫn đến căng vùng bụng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh là cảm giác buồn nôn, gan, thận, hoạt động không ổn định.
Biến chứng này rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nên cần hết sức thận trọng.
Bong nhau thai
Bà bầu đau bụng dưới bên trái ở trong thai kỳ thứ ba có thể xuất phát từ việc bong nhau thai. Việc nhau thai tách tử cung quá sớm sẽ gây nên những cơ co thắt, chảy máu âm đạo và khiến thai nhi bị đau.
Khi mẹ bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai thì nên làm gì?
Mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái nếu trong các trường hợp đau thông thường thì có thể áp dụng một vài cách đơn giản như:
- Nên thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải từ từ, nhẹ nhàng và nằm thư giãn để giảm các cơn đau.
- Sử dụng túi nước ấm đặt lên vị trí đau.
- Mẹ bầu có thể tắm nước nóng để tinh thần thoải mái hơn hoặc thư giãn.
- Tăng cường thêm nhiều chất xơ, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày đồng thời tốt cho đường tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ chiên xào để giảm bớt sự kích thích cho đường tiêu hóa.
- Tốt nhất trong suốt thai kỳ bạn nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn. Trong trường hợp đau bụng dưới bên trái luôn làm phiền bạn thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thì tình trạng bị đau bụng dưới bên trái khá nguy hiểm mọi người không nên quá thờ ơ bởi có thể để lại một số biến chứng không như mong muốn cho sức khỏe về sau. Điều quan trọng nhất là mọi người nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Vì rất có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chăm sóc sức khỏe bằng việc điều chỉnh chế độ ă uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau nhói bụng dưới bên trái mà nhiều người gặp phải. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy hỏi bác sx chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.