Trẻ dậy thì sớm đang là vấn đề được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Dậy thì sớm cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Do đó phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này để có cách bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt. Mời bạn đọc cùng theo dõi dưới bài viết!
Dậy thì sớm là tình trạng phát triển sớm các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường như ở bé gái là trước 8 tuổi và bé trai là trước 9 tuổi.
Các bậc phụ huynh nên phân biệt rõ ràng tình trạng dậy thì thực thụ với các triệu chứng phát triển ngực lành tính thông thường.
Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ
Thường khi trẻ dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, do đó cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra dậy thì ở con em mình để có cách điều trị thích hợp hơn. Một số những nguyên nhân phổ biến gây ra như:
- Nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
- Cũng có thể do nguyên nhân mắc các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương ( não úng thủy, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome...).
- Trọng lượng cơ thể của trẻ quá mức cho phép
- Khi cơ thể của trẻ bị thừa cân sẽ gây ra tình trạng dậy thì sớm. Do lượng mỡ dư thừa sẽ làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin.
- Đồ ăn vặt cũng là một yếu tố gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh dậy thì sớm. Vì trong trường hợp này hàm lượng chất béo sẽ tăng cao làm tăng trưởng giống insulin.
- Do sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng không đúng cách hoặc quá lạm dụng cũng là một nguyên nhân hình thành bệnh.
- Khi các hình ảnh hoặc các tin tức mà trẻ tiếp xúc như quá nhiều hình ảnh bạo lực hoặc những nội dung dành cho người lớn… tất cả các điều này đều gây ảnh hưởng đến não và đặc biệt là tuyến yên. Trong trường hợp tuyến nay bị kích thích sẽ bài tiết ra gonadotropin, vô tình là kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các yếu tố khác gây ra bệnh dậy thì sớm, nếu bạn có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp cụ thể và chính xác hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hạ áp đơn giản tại nhà
- Bệnh cường cận giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
- Tác dụng của dầu dừa đối với tóc và những cách thực hiện đơn giản
Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ
Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ sẽ được nhận biết qua các triệu chứng như:
- Tình trạng dậy thì sớm diễn ra sẽ làm cho xương của trẻ liên tục trưởng thành và ở giai đoạn này trẻ sẽ cao lên nhanh và quá trình này sẽ kết thúc sớm hơn so với lứa tuổi bình thường.
- Ở bé gái có những dấu hiệu dễ nhận biết như ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, bắt đầu có kinh nguyệt và cơ quan sinh dục ngoài phát triển. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác.
- Còn ở bé trai nhận thấy các thay đổi như: tinh hoàn hoặc dương vật to lêm xuất hiện lông mu, lông nách, giọng nói thay đổi hoặc nổi mụn trứng cá
- Những biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì dễ khiến trẻ lơ là, bỏ bê việc học.
Dậy thì sớm ở trẻ sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm như hạn chế chiều cao, quan hệ tình dục sớm, ảnh hưởng đến kết quả học tập… nên ngay khi thấy trẻ có các biểu hiên nói trên hoặc nghi ngờ trẻ đang chuẩn bị bước vào quá trình dậy thì sớm thì các bậc phụ huynh nên cho con đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và đưa các chỉ số tăng trưởng của trẻ về đúng với mức bình thường.
Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ
Cao đẳng Dược Chính Quy chia sẻ thêm thông tin về một số các giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng dậy thì sớm ở trẻ:
- Tăng cường vận động: cha mẹ nên cùng trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục với khoảng 30 phút/ ngày. Các môn thể thao phù hợp với trẻ như: bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá cầu… vừa có tác dụng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và vừa có tác dụng trau dồi kỹ năng sống.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với estrogen và testosteron: Cần chú ý khi trẻ sử dụng các loại thuốc hoặc kem bôi, lưu ý đặc biệt nếu các loại thuốc có thành phần liên quan đến hormone sinh dục vì sẽ vô tình gây hại cho trẻ. Nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ dùng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ ăn cho trẻ đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng nhưng bên cạnh đó cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ hộp, xúc xích, những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo…
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu các bậc cha mẹ có thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp những bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.