Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hạ áp đơn giản tại nhà


Trong những năm gần đây số người mắc bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng hạ áp?  Cách điều trị hạ huyết áp tại nhà ra sao? Khi bất ngờ bị tụt huyết áp người bệnh nên làm gì?

1.  Nguyên nhân gây ra hạ áp

Hạ áp (huyết áp thấp) là chứng giảm huyết áp, điều này thường sẽ xảy ra ở cả nam và nữ và sẽ chiếm số lượng lớn ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Ngoài ra bệnh còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa khác nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg, còn đối với người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Các nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

  • Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Do cơ thể bạn bị mất máu hoặc mất nước.
  • Khi người già, phụ nữ có thai thay đổi tư thế đột ngột dẫn đến huyết áp không kịp điều chỉnh theo dẫn đến xảy ra tình trạng huyết áp thấp.
  • Tim co bóp yếu hoặc gặp các vấn đề về bệnh tim mạch như: nhịp tim đập chậm, dùng thuốc điều trị huyết áp không đúng, nhồi máu cơ tim…
  • Phản ứng ngược của một số thuốc như: Thuốc gây mê, gây tê, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp...
  • Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
  • Các cơn ngất, choáng gây ra.
  • Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Xem thêm các bài viết liên quan

cach-tri-ha-ap
Kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời

2. Triệu chứng của huyết áp thấp

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị tụt huyết áp thì người bệnh cần xác định có chính xác mình đang bị hạ áp bằng cách căn cứ vào một vài biểu hiện dưới đây:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi mặc dù không phải làm mệt, chân tay mỏi rã rời và lúc nào cũng muốn được nghỉ ngơi.
  • Đỏ mặt và luôn có cảm giác hồi hộp.
  • Hoa mắt chóng mặt khi đột ngột đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Khó kiểm soát và thấy mọi vật như đang xoay tròn xung quanh bạn. Đôi khi còn có thể ngất xỉu do bị tụt huyết áp ở mức độ nghiêm trọng.
  • Khó tập trung và rất dễ nổi cáu.
  • Đau đầu nhẹ, mê sảng, vùng đỉnh đầu sẽ xuất hiện đau nặng hơn những khu vực khác. Đau đầu sẽ trở lên dữ dội hơn nếu não bạn rơi vào trạng thái quá căng thẳng hoặc khi bạn hoạt động thể lực nặng.
  • Tim đập nhanh kéo theo đó là khó thở.
  • Da nhợt nhạt, khô kèm theo đó là rụng tóc: Do cơ thể không cung cấp đủ máu và oxy đến da.
  • Xuất hiện dấu hiệu thính giác bị mờ, mờ mắt nhìn mọi vật xung quanh không được rõ.
  • Cảm giác lợm giọng, buồn nôn.
  • Có cảm giác lạnh ngay cả khi vã mồ hôi.
  • Thở dốc mỗi khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng.

Trên đây chưa phải danh mục đầy đủ về các triệu chứng của thuốc, do đó ngay khi cơ thế có xuất hiện các triệu chứng lạ thì nên tham khảo bác sĩ, dược sĩ để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị đúng.

cach-tri-ha-ap
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh cũng là một cách giúp kiểm soát tốt tình trạng huyết áp

3. Hạ huyết áp và cách điều trị

Đối với những trường hợp các triệu chứng hạ áp chưa quá nguy hiểm thì chỉ cần điều trị bệnh bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là biện pháp tốt để điều chỉnh chứng huyết áp thấp. Cụ thể như sau:

Ngủ đủ giấc: Khi mắc bệnh huyết áp thấp bạn không nên kìm hãm giấc ngủ của bản thân. Bởi ngủ đủ giấc chính là cách chữa huyết áp thấp hiệu quả. Thời gian ngủ đủ giấc là từ 9 -11 tiếng.

Thức dậy đúng cách, không nên thay đổi tư thế đột ngột: Nên hít thở sâu vài phút và sau đó ngồi dậy từ từ lúc thức giấc và trước khi ra khỏi giường. Tư thế này sẽ giúp máu chảy từ chân đến tim vì khi máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp dậy đột ngột, có thể người bệnh sẽ bị ngất đi. Chính vì vậy, việc thức dậy đúng cách rất quan trọng với người bị huyết áp thấp. Nếu bắt đầu có các triệu chứng trong khi đứng, kéo và ép ngang đùi, hoặc đặt một chân trên một mỏm đá hoặc ghế và tựa về phía trước khi có thể. Các tư thế này khuyến khích máu chảy từ chân đến tim.

Tăng cường tập luyện thể dục: Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, cầu lông, dưỡng sinh, yoga... đều rất tốt. Tập luyện phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.

Về ăn uống :

  • Huyết áp thấp gặp nhiều ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa. Vậy việc duy trì chế độ ăn hợp lý từ 3-4 bữa/ngày là rất cần thiết. Đặc biệt người bị huyết áp thấp càng không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
  • Người bị huyết áp thấp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng thể tích máu và tránh mất nước. Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), người bệnh nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo. 

Cần nắm rõ những cách khắc phục khi gặp người bị huyết áp thấp để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

cach-tri-ha-ap
Một số cách để điều trị hạ áp tại nhà mà không cần sử dụng thuốc

Theo các giảng viên  đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thêm một vài cách điều trị hạ áp tại nhà mà không cần dùng  thuốc như:

Ngâm chân trong nước nóng

- Phương pháp này sẽ làm giảm lưu lượng máu chảy lên não và sẽ di chuyển về phía bàn chân nhờ đó huyết áp của bạn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

- Cách thực hiện:

  • Người bệnh có thể dùng chậu hoặc xô đều được.
  • Đổ nước nóng vào đầy dụng cụ đã chuẩn bị trước đó để ngâm chân.
  • Sau đó ngồi xuống ghế và ngâm chân trong vòng 15 phút.

Uống 1 cốc nước

- Có những trường hợp bị mất nước gây ra huyết áp cao. Hạn chế trường hợp này có thể xảy ra thì người bệnh nên uống 1 – 2 cốc nước lọc để có thể khôi phục lượng máu đầy đủ để cải thiện các triệu chứng của tăng huyết áp.

Thở bằng lỗ mũi trái

- Cách này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng huyết áp bằng cách thư giãn mạch máu và giảm hormone gây căng thẳng.

- Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi trên một mặt bằng phẳng, để lưng thẳng và ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
  • Đặt bàn tay trái lên bụng  và đóng lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái.
  • Tiếp tục thực hiện hít hơi thật sâu vào lỗ mũi bên trái và giữ hơi trong khoảng vài giây và sau đó thở từ từ ra.
  • Duy trì thực hiện liên tục như vậy trong khoảng 3 – 5 phút.

Massage tai và cổ

- Có thể bạn chưa biết có ba điểm sẽ giúp bạn hạ huyết áp nhanh nằm ở vị trí đầu và cổ. Những vị  trsi này sẽ giúp bạn truyền lượng máu thích hợp đến não và giúp cơ cổ đỡ bị căng thẳng, chính nhờ vậy sẽ hạ được huyết áp hiệu quả.

- Điểm đầu tiên sau dái tai của bạn, điểm thứ 2 là đường thẳng từ dái tai xuống đến trung tâm của xương đòn. Ở hai điểm này bạn nên dùng tay, nhẹ nhàng xoa bóp lên xuống 2  điểm này kèm theo massage nhẹ nhàng vùng cổ.

- Điểm thứ 3 sẽ được  tìm thấy trên trên khuôn mặt ở độ cao dái tai khoảng 1/2 cm so với tai của bạn. Massage điểm này theo chuyển động hình tròn ngược chiều kim đồng hồ.

4. Khi gặp người bị hạ áp phải xử lý như thế nào?

Theo dõi các thông tin được chia  sẻ dưới đây để khi gặp phải người đang có các triệu chứng tăng huyết áp thì có phương pháp xử lý như sau:

Tư thế: Tùy vào vị trí người bệnh đang bị huyết áp thấp, tốt nhất hãy để người bệnh nằm nơi thoáng mát, nâng cao hai chân và đầu sẽ thấp hơn.

Sơ cứu: Uống nước sẽ giúp điều tiết huyết áp tốt hơn và làm tăng khối lượng tuần hoàn. Trước tiên cho người bị tụt huyết áp uống khoảng 480 ml tương đương với 2 cốc nước lọc hoặc trà gừng, nước sâm, ăn hoa quả,...

Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt) ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của tụt huyết áp. Day đi day lại huyệt thái dương khoảng từ 20 – 50 lần với cường độ mạnh dần lên và day bằng phần mềm của đầu ngón tay.

Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên (tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai). Dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 2 - 3 phút trong khi các ngón tay khác ôm chặt lấy đầu để làm điểm tựa. Chú ý thao tác phải nhịp nhàng nhưng đảm bảo lực tác động tương đối mạnh sao cho tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra vùng cổ hoặc ngược lên nửa sau đầu.

Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

Khi người bệnh đã tỉnh, các triệu chứng giảm dần, nâng người bệnh ngồi dậy từ từ, cử động chân tay vài phút nhẹ nhàng trước khi đứng dậy.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách trị hạ huyết áp.Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tình trạng huyết áp thấp diễn biến bất thường và không thể can thiệp bằng thay đổi lối sống, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và có những tư vấn chính xác nhất.