Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi? Cách điều trị ra sao?


Bệnh gãy xương đòn vai là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi? Cách điều trị ra sao?... Những thông tin, tìm hiểu về gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không sẽ được giải đáp chi tiết, đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu!

Xương đòn vai là một trong những xương lớn của cơ thể và có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một phần khung xương vững chắc để có thể tạo lên sức mạnh của cơ thể và là phần xương nối cột sống cổ với 2 bên cánh tay, nằm trên phần xương sườn.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương đòn vai

Gãy xương đòn vai hay còn gọi là tình trạng gãy xương quai xanh. Có các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gãy xương đòn vai là do các chấn thương như:

  • Gặp phải chấn thương về tai nạn lao động: Do nguyên nhân làm việc nặng trong khi tình trạng thể chất không thể đáp ứng và thường thấy ở những người lao động chân tay, công nhân xây dựng, người vận chuyển, các nhà leo núi.. đều có nguy cơ lớn gặp các sự cố dẫn đến bị gãy xương đòn vai.
  • Gặp phải chấn thương do tai nạn giao thông: Khi đang tham gia giao thông có rất nhiều nguyên nhân xảy ra va cham giao thông và khi đó người bị nạn sẽ bị chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài tác động vào xương đòn vai.
  • Vận động viên chơi các môn thể thao mạo hiểm: các môn thể thao mạo hiểm như đua xe, đi xe địa hình leo núi, trượt ván, nhảy dù… để là các môn có nguy cơ cao gây ra bệnh gãy xương đòn vai nếu xảy ra sự cố.
gay-xuong-don-vai-bao-lau-thi-khoi
Hình ảnh gãy xương đòn vai được chụp từ X - quang

 

2. Biểu hiện của gãy xương đòn vai

Ngoài những biểu hiện sưng đau tại vị trí xương đòn vai thì những biểu hiện của gãy xương đòn vai bao gồm:

  • Dọc theo xương đòn vai có các vết bầm tím dọc.
  • Mức độ cơn đau có thể xuất hiện nhiều và nặng hơn. Khi người bệnh cử động cánh tay hoặc bả vai có thể gây ra các tiếng kêu rắc, rắc.
  • Phần vai sẽ bị biến đổi như chùng hoặc sụp về phía trước hoặc xương đòn vai cũng bị biến dạng.
  • Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bị gãy xương đòn vai sẽ rất khó khăn hoặc không thể cử động cánh tay.

Khi xác định được các triệu chứng trên là của gãy xương đòn vai thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm các bài viết liên quan

Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi

Trong trường hợp gãy xương đòn vai do tai nạn gây ra thì bệnh nhân sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục, trung bình khoảng từ 9 tháng đến 2 năm mới có thể hồi phục được. Tuy với thời gian đó nhưng còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, mức độ vết gãy của từng người và có những trường hợp vĩnh viễn không thể hồi phục lại.

Bên cạnh đó tâm lý người bệnh, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố tất yếu liên quan đến thời gian hồi phục của bệnh nhân.

gay-xuong-don-vai-bao-lau-thi-khoi
Có những phương pháp nào để chẩn đoán và điều trị bệnh gãy xương đòn vai?

3. Những phương pháp dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh như:

  • Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra cảm giác và sức cơ cánh tay, bàn tay và ngón tay của người bệnh xem mức độ tổn thương như thế nào?
  • Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán X- quang: Dựa vào hình ảnh trên X- quang cung cấp sẽ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Nhằm kiểm tra các vết nứt gãy một cách chi tiết hơn.

Các phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay có các cách để giúp giảm đau và điều trị các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Chườm đá: nếu dùng cách chườm đá sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau bằng cách chườm đá xung quanh khu vực bị gãy. Chườm đá có thể áp dụng ngay cho các bệnh nhân ngay sau khi bị chấn thương. Chườm lạnh 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút giúp giảm đau, giảm sưng và hạn chế quá trình viêm.
  • Hỗ trợ cánh tay: sử dụng một băng đeo tay để giữ cho cánh tay cố định trong khoảng 6 tuần. Cách này sẽ giữ cho xương đòn của bệnh nhân không bị trật khớp cho đến khi bình phục.
  • Thuốc: Kiểm soát các cơn đau và hạn chế nhiễm trùng. Tuy nhiên trong trường hợp cần sử dụng thuốc thì người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ để quá trình điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao và tránh được những tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Phương pháp vật lý trị liệu: sẽ giúp điều trị cơn đau và giúp bạn phục hồi một số chức năng vận động, ngoài ra còn giúp tuần hoàn máu, tăng chuyển hóa, giãn cơ, giảm đau… các bài tập vật lý trị liệu có thể sẽ được các chuyên viên y tế hướng dẫn để đúng cách và có hiệu quả.

Gãy xương đòn vai có cần phẫu thuật hay không?

Khi tình trạng gãy xương đòn vai xảy ra thì đoạn gãy sẽ trồi lên cao và nhô lên dưới da do các cơ kéo lên. Khi phẫu thuật thì sẽ khó lành và mất thẩm mỹ vì có thể để lại vết sẹo to, dài trên vai rất xấu.

Các tình trạng gãy xương đòn vai cần phải phẫu thuật như: xương đòn chọc ra da, mảnh xương gãy chọc vào đỉnh phổi, gãy hai xương đòn (vì sợ ảnh hưởng đến hô hấp do bệnh nhân thở sẽ bị đau), gãy xương đòn di lệch quá nhiều, gãy xương chọc vào hệ thống mạch máu thần kinh dưới xương đòn….

Để đảm bảo có cách điều trị đúng thì ngay khi bị gãy xương đòn vai thì nên đến các phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị, tại đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích.

gay-xuong-don-vai-bao-lau-thi-khoi
Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cho người bệnh gãy xương đòn tay nhanh chóng cải thiện các triệu  chứng khó chịu

4. Gãy xương đòn vai nên ăn gì?

Theo Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ không chỉ gãy xương đòn vai mà bất kể khi bạn bị gãy xương nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó ngoài việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước….

  • Canxi: Một thành phần quan trọng của xương khớp, giúp xương hồi phục nhanh chóng. Người bệnh nên bổ sung thêm canxi vào bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm có lượng canxi dồi dào như: cá hồi, cá thu, sữa tươi, phô mai, vừng…
  • Magie cũng là một thành phần không thể thiếu để xương phục hồi nhanh chóng. Thực phẩm chứa nhiều magie như cá trích, cá chép, cá tuyết, tôm, ngũ cốc, hạnh nhân, chuối…rất cần thiết cho người bị gãy xương đòn và các xương khác.
  • Photpho: Người bị gãy xương cũng nên ăn nhiều các thực phẩm giàu photpho như lòng đỏ trứng gà, trứng cá, yến mạch, hạt óc chó…
  • Kẽm: có tác dụng đẩy mạnh quá trình hấp thu canxi thông qua việc sử dụng vitamin D giúp chất này chuyển hóa và hoạt động tích cực hơn.
  • Thực phẩm chứa vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có tác dụng hình thành khung xương và bên cạnh đó còn hỗ trợ các tế bào xương hoạt động tích cực và đặc biệt giúp tái tạo xương nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu Vitamin B6, B12 như: thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, ngũ cốc,… những bệnh nhân bị gãy xương đòn vai nên ăn nhiều hơn.
  • Rau xanh và trái cây tốt cho người bị gãy xương đòn:Các loại rau xanh, củ quả và trái cây như chuối, cam, quýt, rau cải xanh, rau ngót, bắp cải, khoai lang, các loại đậu…có công dụng giúp xương mau lành vừa tốt cho sức khỏe, do đó người bệnh có thể ăn thường xuyên. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong rau xanh, trái cây còn có khả năng chống các gốc tự do để xương phục hồi hiệu quả.
  • Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần chú ý hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích... tất cả sẽ không tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của xương và các loại thực phẩm này còn khiến cho vết thương ngày càng đau nhức hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích về tình trạng gãy xương đòn vai. Một số lưu ý nhỏ trong khi điều trị gãy xương đòn vai, bạn nên thực hiện cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và tập vật lý trị liệu để vết thương nhanh lành hơn. Bệnh nhân nên tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi quá trình liền xương, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có các biến chứng.