Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh tiền tiểu đường là gì? Có cách nào để phòng ngừa bệnh tiền tiểu đường không?


Tiền tiểu đường là tình trạng sức khỏe của bạn khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chuẩn đoán thành bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. Nguyên nhân mắc tiền tiểu đường

Hiện này những nguyên nhân  gây ra bệnh tiền tiểu đường chưa được xác định cụ thể và theo đó Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cho người đọc biết những thông tin về các yếu tố làm tăng nguy có tiền tiểu đường bao gồm:

Cân nặng: Béo phì chính là yếu tố có thể gây ra bệnh tiền tiểu đường do càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Điều này có thể khiến đường huyết tăng cao, về lâu dài sẽ khiến bạn bị bệnh tiền tiểu đường và đái tháo đường type 2.

Lối sống ít vận động: Một lối sống ít vận động là lối sống ít hoặc gần như không có hoạt động về thể chất.  Trước tiên lối sống như vậy sẽ làm cho sức khỏe của bạn yếu đi và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác trong đó có bệnh tiền tiểu đường..

Tuổi tác: Mặc dù bệnh tiểu đường có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên và cao niên vẫn đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tiền tiểu đường cao nhất. Có thể do ở độ tuổi này sử dụng quá nhiều thực phẩm có hại cho sức khỏe và xu hướng lười vận động gia tăng.

Tiểu đường thai kỳ: Ngày nay, tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Về lâu dài, các thai phụ mắc tiền tiểu đường có nguy cơ tăng huyết áp, phù tay chân, tiền sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu...ở mẹ. Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, bệnh đa hồng cầu, béo phì...ở trẻ sơ sinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang: Buồng trứng đa nang được hiểu là sự gia tăng bất thường về nồng độ androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ giới. Điều này khiến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn. 

Giấc ngủ. lượng đường trong máu khi đó sẽ tăng lên, giảm khả năng tiết insulin khi bạn thường xuyên mất ngủ và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Người có khả năng cao mắc bệnh tiền tiểu đường là những người có các bệnh như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, đặc biệt là béo trung tâm (béo bụng). Ngoài ra, những người có bố, mẹ hoặc anh chị em bị tiểu đường, khả năng nguy cơ rất cao cũng bị mắc bệnh.

benh-tien-tieu-duong
Khi bị tiền tiểu đường thì có dấu hiệu nào để nhận biết?

2. Dấu hiệu nhận biết của tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường không có những dấu hiệu rõ ràng nên rất khó để phát hiện ra bệnh sớm. Tuy nhiên có một vài triệu chứng phải để quan sát mới có thể thấy được như:

• Béo phì, thừa cân, béo lên nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân và rất khó để kiểm soát.

• Người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thèm ngủ mặc dù vừa ngủ dậy.

• Béo tập trung ở vùng bụng và mông.

Ngoài ra, bạn có thể thấy thị lực suy giảm, nhìn các vật không được rõ nét, hay đi tiểu và rất khát nước, uống nước liên tục thì bạn cần đi khám để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị. Tránh để bệnh tiền tiểu đường diễn biến thành bệnh tiểu đường.

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường sẽ được cải thiện và không biến chứng thành tiểu đường nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn, lối sống lành mạnh. Ngược lại bệnh sẽ tiến triển rất nhanh trong thời gian ngắn khoảng 3 – 5 tháng nếu người bệnh lười vận động, không kiểm soát được cân nặng dẫn đến tình trạng mỡ máu. 

Kiểm soát cân nặng

Chất béo dư thừa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và sử dụng insulin, vì vậy giảm cân rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn phù hợp

Sử dụng nhiều chất xơ trong bữa ăn: thức ăn có nhiều chất xơ làm cho bạn nhanh no, giảm cảm giác  thèm ăn. Chất xơ cũng rất tốt trong quá trình tiêu hóa và giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn

Bổ sung nước mỗi ngày cho cơ thể không chỉ giúp điều hòa các chức năng của cơ thể mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch và tiểu đường và giúp giảm đường huyết. Nên sử dụng 2 lít nước mỗi ngày để giúp gan, thận tăng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. 

Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn cải thiện toàn diện sức khỏe của bạn.

Hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu để tránh khiến cho lượng đường trong máu tăng lên, điều này sẽ làm cho diễn biến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

benh-tien-tieu-duong

Việc chăm chỉ luyện tập sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bình thường và nhất là người mắc bệnh tiền tiểu đường

Tập luyện, vận động thường xuyên

Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn cân bằng, lối sống lành mạnh thì việc tập thể dục đều đặn cũng là một cách để người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Việc vận động cơ thể còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cung cấp cho tế bào cơ. Điều này có nghĩa, nếu bạn tập luyện thường xuyên, lượng glucose và insulin trong máu sẽ giảm đáng kể, góp phần đẩy lùi nguy cơ ung thư vú và đái tháo đường týp 2, đột quỵ, trầm cảm, viêm khớp…Khi bạn bắt đầu tập thể dục, cơ bắp của bạn sử dụng đường để tạo năng lượng, từ đó giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Không chỉ vậy tập thể dục thường xuyên còn giảm stress, giúp mọi người có giấc ngủ ngon hơn.

Để tầm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường người bệnh nên đi khám bệnh định kỳ. Các thông tin  Cao Đẳng Y Hà Nội  chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thắc mắc gì nên liên hệ trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp chính xác và rõ ràng.