Cường cận giáp là tình trạng cơ thể sản xuất dư thừa lượng hormone ở tuyến cận giáp. Hormone này giúp điều hòa lượng calcium và photpho trong cơ thể. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh cường giáp? Có các biểu hiện nào để nhận biết bệnh? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?... Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Bệnh cường cận giáp được chia thành 2 loại, bao gồm:
Cường cận giáp tiên phát: Nguyên nhân gây ra bệnh này là do lượng hormone tiết ra dư thừa khi các tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều dẫn đến lượng canxi trong máu tăng cao do đó rất có thể sẽ gây ra mắc các vấn đề sức khỏe khác. Đa số các trường hợp này đều lành tính.
Cường cận giáp thứ phát: Do cơ thể đã mắc sẵn bệnh lý mà có thể làm ảnh hưởng, hao hụt đến lượng canxi trong xương.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng u tuyến giáp, khối ung thư tuyến giáp xảy ra.
-
Do việc sản sinh hormone ở một hay nhiều tuyến cận giáp.
-
Hay do tuyến cận giáp cần phải làm việc nhiều để bù lại lượng canxi đã mất và khi đó cơ thể mắc căn bệnh nào đó làm ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu bị thiếu hụt đi.
-
Thiếu hụt caxi cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp.
-
Di truyền: Bệnh cường cận giáp thường xảy ra do nguyên nhân ngẫu nhiên, đôi khi cũng là do nguyên nhân gen di truyền. Nếu như bạn ở trong gia đình đã từng có người mắc các bệnh liên quan đến thiếu hụt lượng canxi trong máu hoặc mắc bệnh cường cận giáp thì nguy cơ bạn sẽ mắc bệnh là rất cao.
Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cường cận giáp có thể bao gồm:
-
Độ tuổi: Thường bệnh cường cận giáp sẽ xảy ra nhiều hơn với người trung niên, người cao tuổi.
-
Giới tính: Bệnh sẽ xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn và nhất là những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
-
Đối tượng thiếu hụt vitamin D hoặc canxi trong thời gian dài cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cường cận giáp.
-
Người bệnh đã từng sử dụng phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư.
-
Hoặc đã từng sử dụng loại thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực – thuốc Lithium.
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cường cận giáp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Nếu muốn biết cụ thể hơn bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, những người có năng lực chuyên môn.
2. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh
Biểu hiện đầu tiên mà bệnh nhân cường cận giáp có thể phát hiện ra đó là những dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
Những dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như:
-
Trong một ngày, người bệnh đi tiểu nhiều lần và thường xuyên.
-
Xương giòn, dễ gãy hoặc vỡ nếu người bệnh vận động mạnh, mang vác những vật nặng... dấu hiệu của bệnh loãng xương, thiếu hụt canxi.
-
Chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu và có hiện tượng nôn hoặc buồn nôn.
-
Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay các khớp xương đau nhức, yếu hơn bình thường.
-
Xuất hiện những cơn sốt cao, đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
-
Đau thắt ở vùng bụng.
-
Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê sâu không biết gì.
Khi cơ thể có những dấu hiệu như trên bạn nên đi kiểm tra, thăm khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân và kết quả chính xác của bệnh để từ đó có phương pháp điều trị sớm.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Tác dụng của dầu dừa đối với tóc và những cách thực hiện đơn giản
- Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi? Cách điều trị ra sao?
- Cách hạ sốt và chăm sóc cho trẻ an toàn các mẹ cần biết ghi nhớ!
- Bệnh tiền tiểu đường là gì? Có cách nào để phòng ngừa bệnh tiền tiểu đường không?
3. Điều trị và phòng ngừa bệnh cường cận giáp
Các phương pháp điều trị
Kết quả của xét nghiệm lượng canxi trong máu sẽ giúp bác sĩ đưa ra được nguyên nhân và mức độ của bệnh cường cận giáp mà người bệnh đang mắc phải dựa vào chỉ số đó sẽ có kết luận chính xác. Từ đó sẽ chỉ định những biện pháp điều trị cần dùng cho từng người bệnh:
Phẫu thuật
Phương pháp này chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có lượng canxi trong máu cao gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu cho cơ thể và có khả năng biến chứng thành ung thư.
Tỷ lệ phẫu thuật thành công và chữa khỏi của bệnh rất cao và chiếm đến khoảng 95% số ca mắc bệnh và được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
Phương pháp nào cũng có những tác dụng phụ riêng do đó người bệnh cần nói cho bác sĩ biết tiền sử bệnh tật của bản thân, để cố gắng giảm thiểu tối đa nhất các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Điều trị bằng thuốc
Ở những trường hợp bình thường không có gì đáng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ kiểm tra và theo dõi nồng độ canxi trong máu định kỳ và có biện pháp can thiệp nếu như cần thiết.
Bệnh nhân có tuyến cận giáp phình to và kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác thì sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định dùng thuốc hạ canxi và tiêm dịch vào tĩnh mạch.
Sử dụng liệu pháp hormone thay thế
Sử dụng Estrogen thay thế được thực hiện Ở phụ nữ mãn kinh có các dấu hiệu loãng xương nhưng không có triệu chứng nào khác, có thể thay thế phẫu thuật bằng liệu pháp. Tuy nhiên, dùng estrogen uống có thể dẫn đến nguy cơ bị một số loại ung thư và một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Người bệnh nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích, nhờ bác sĩ tư vấn thêm để quyết định xem dùng biện pháp nào là phù hợp nhất.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường cận giáp:
Baó cho bác sĩ trực tiếp điều trị những thông tin về các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn và bao gồm cả thực phẩm chức năng để tránh quá trình tương tác giữa các loại thuốc đang sử dụng với thuốc điều trị cường cận giáp. Gia đình có tiền sử liên quan đến tuyến cận giáp hoặc các khối u tuyến nội tiết.
Uống nhiều nước hàng ngày sẽ ngăn ngừa được biến chứng sỏi thận có thể xảy ra. Góp phần ngăn ngừa lượng canxi trong máu tăng lên.
Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, mật độ xương, chức năng thận và kiểm tra lượng canxi trong máu của bạn.
-
Hãy cho bác sĩ biết để thay đổi liệu pháp điều trị trong các trường hợp:
-
Diễn biến của bệnh có chiều hướng nghiêm trọng và xấu đi.
-
Biến chứng sỏi thận gây đau dữ dội và có máu trong nước tiểu.
-
Có biểu hiện co giật, đau nhức và co thắt cơ bắp, các triệu chứng của lượng canxi thấp.
Các giảng viên khoa Dược, Cao đẳng Dược Chính Quy chia sẻ đầy đủ và chi tiết về bệnh Cường cận giáp, tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, bản thân mỗi người khi thấy xuất hiện các dấu hiệu lạ của cơ thể nên đi khám để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị thích hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ ràng, chính xác.