Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tại sao trẻ khó ngủ? Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon


Trẻ ngủ  không sâu giấc sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và tăng trưởng của bé. Điều này khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Do đó cha mẹ nên nắm rõ hơn những thông tin tại sao trẻ khó ngủ và cách cải thiện tình trạng này cho trẻ.

Khó ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ và có biểu hiện là trẻ khó ngủ vào ban đêm, ngủ không ngon giấc, thường xuyên  quấy  khóc, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Điều này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn…

Đối với trẻ nhỏ thì giấc ngủ là vô vùng quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ phục hồi sức khỏe , dự trữ năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng của cơ thể.

Lứa tuổi của trẻ cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều, cụ thể như:

  • Trẻ sơ sinh: hầu hết thời gian trong ngày trẻ đều ngủ. Ngủ từ 16 – 18 tiếng/ ngày. Chỉ có vài tiếng trẻ thức để ăn.
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: Ngủ khoảng  14 – 16 tiếng/ ngày.
  • Trẻ từ 13 – 36 tháng: Ngủ khoảng 12 – 14 tiếng/ ngày.
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Ngủ khoảng  10 – 12 tiếng/ ngày.
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Ngủ khoảng 10 – 11 tiếng/ ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: ngủ bằng với giấc ngủ của người lớn, khoảng 8 tiếng/ ngày.

1. Tại sao trẻ khó ngủ?

Một số các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ:

Thần kinh trẻ bị kích động

Khi trẻ còn nhỏ thì hệ thống thần kinh sẽ chưa được hoàn thiện đầy đủ nên sẽ rất dễ bị kích động bởi các yếu tố từ các môi trường bên ngoài như nhiệt độ phòng, tiếng ồn, ánh sáng… Chính những điều này gây đến rối loạn giấc ngủ cho trẻ, làm trẻ khó ngủ, giật mình hoặc thường xuyên quấy khóc.

>>> Xem thêm các tin bài liên quan

tre-kho-ngu
Tại sao trẻ khó ngủ?

Thiếu hụt  dinh dưỡng

Việc không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là khi trẻ bị thiếu canxi. Khi thiếu hụt canxi thì các chất dẫn truyền đến dây thần kinh bị cản trở và hoạt động bị kém dần đi. Chính điều này làm giấc ngủ của trẻ trở nên khó ngủ.

Bên cạnh đó nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ dùng nhiều thực phẩm có đường ngọt sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn. Đường tác nhân gây ra các kích thích đối với não bộ rừ đó khiến trẻ dễ bị trằn trọc ngòai ra còn khiến trẻ dễ bị gặp ác mộng hoặc cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Ăn quá no hoặc quá đói trước giờ đi ngủ

Trước giờ đi ngủ trẻ ăn quá no hoặc quá đói cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ gặp rối loạn giấc ngủ. Trẻ ăn quá no sẽ gặp các triệu chứng nhue đầy hơi, khó tiêu, trào ngược thực quản.. Hoặc nếu trẻ quá đói thì trẻ thức dậy đòi bú.

2. Trẻ khó ngủ không sâu giấc phải làm sao?

Nếu các bậc cha mẹ đang không biết phải làm sao để trẻ có hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ thì hãy thử áp dụng một số mẹo dưới đây:

Xây dựng thói quen ngủ theo đúng giờ giấc

Tắm nước ấm cho bé trước khi đi ngủ được xem là một trong những bước đầu tiên giúp hình thành thói quen ngủ đúng giờ.

Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp để trẻ đi ngủ từ 9 giờ tối và sẽ thức giấc sớm và sáng hôm sau. Ban ngày, thì không cần cho trẻ ngủ quá nhiều hoặc kéo dài giấc ngủ. Duy trì thói quen này trong một thời gian dài thì sẽ hình thành  giấc ngủ đúng giờ, giấc.

Không gian ngủ phù hợp

Đảm bảo cho trẻ phòng ngủ thoáng khí, rộng rãi, tuy nhiên không nên để gió lùa vào nơi bé nằm ngủ. Ngoài ra bạn cần phải đảm bảo phòng không có ánh sáng, không có tiếng ồn, nhiệt độ vừa phải và quan trọng là cho trẻ mặc đồ dễ chịu để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

tre-kho-ngu
Trẻ khó ngủ phải làm sao?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải đảm bảo có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như khoáng chất, vitamin và đặc biệt là kẽm. Kẽm sẽ giúp tăng cường chữa năng miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng của các tế bào. Ngoài ra việc thiếu  kẽm sẽ làm cho trẻ dễ bị giật mình, khó ngủ. Một số những loại thực phẩm cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bao gồm: thịt đỏ, thịt  gà, vịt, trứng, sữa, hải sản, rau củ, trái cây…

Ngoài ra, bố mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ ăn những thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Không cho trẻ dùng bất cứ đồ uống nào có caffeine cách 6 tiếng trước khi ngủ và hạn chế lượng caffeine cho trẻ dùng.

Tạo cảm giác thoải mái cho  trẻ trước khi đi ngủ

Cha mẹ thực hiện những cái ôm, bài hát ru nhẹ nhàng, hoặc kể những câu chuyện cổ tích… để tạo được cảm giác an toàn cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Có trường hợp nhiều trẻ sẽ tự ngủ và một số trẻ lại cần đến sự an ủi vỗ về của người lớn. Cha mẹ hãy để ý đến sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ để giúp con không mang các tâm lý lo sự khi đi ngủ.

Cho trẻ vận động vui chơi, thể dục vào ban ngày

Tất cả các hoạt động như tắm nắng buổi sáng, tập thể dục hoặc vận động thường xuyên… sẽ giúp cho trẻ ngủ ngon hơn do hệ thần kinh được tăng cường các chức năng.

Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ vẫn không cải thiện, bạn cần cho bé đi khám tại cơ sở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Với những thông tin vừa được các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được nguyên nhân trẻ khó ngủ và có biện pháp xử lý kịp thời.  Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì nên hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp và tư vấn phù hợp hơn. Hãy thường xuyên theo dõi trang của nhà trường để cập nhật thêm nhiều những kiến thức hữu ích khác về sức khỏe.