Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các triệu chứng nhận biết của bệnh Tiểu không kiềm chế do Stress là gì?


Khi bạn không thể kiểm soát thời gian và số lần đi tiểu thì sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng chính là triệu chứng của bệnh Tiểu không kiềm chế do stress. Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng hơn các thông tin về bệnh này bằng cách theo dõi  bài viết dưới đây nhé.

Tiểu không kiềm chế do stress là tình trạng đi tiểu và không thể kiểm soát được nhất là những lúc cơ thể đang trong tình trạng căng thẳng. Người mắc bệnh này sẽ tiểu són ra ngoài do không thể kiểm soát được nàng quang. Đây là việc tế nhị nhưng chứng bệnh này lại xảy ra ở nhiều người.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu không kiểm soát do stress

Bệnh tiểu không kiểm soát do stress có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trưởng thành trở lên do lúc này phải chịu nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Nguyên nhân cụ thể của bệnh:

  • Những người phụ nữ sau sinh: Nguyên nhân chủ yếu là do sinh nở nhiều lần, sinh con to, nặng cân. Những người khi sinh bị rách cửa mình nhiều khi sinh hay có cắt mổ tử cung và mổ sa sinh dục từ trước làm cho khó có thể kiểm soát được các cơn tiểu. 

  • Tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng: Khi hoạt động các hoạt động thể dục như chơi thể thao, tập thể dục, mang vác nặng khiến cho gia tăng áp lực lên ổ bụng dẫn đến tình trạng tiểu liên tục khó kiểm soát.

  • Tiểu không kiểm soát cấp kỳ: là do bàng quang tăng hoạt thôi thúc các đợt nước tiểu ra ngoài dẫn đến cần đi vệ sinh ngay.

  • Tiểu không kiểm soát khi đầy bàng quang: là trường hợp bàng quang luôn luôn có nước tiểu. Nước tiểu do bệnh nhân không kiểm soát được đi hết nên sẽ bị nhỏ giọt thường ngày. Nhiều vấn đề về bàng quang sẽ trở nên nặng hơn khi mãn kinh.

  • Cũng có thể do nguyên nhân có sự xuất hiện của sỏi hoặc u bất thường trong bàng quang làm cho tắc nghẽn lối thông từ bằng quang vào niệu đạo.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát

Các yếu tố làm gia tăng tình trạng tiểu không kiểm soát bao gồm:

Giới tính: Thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới do ảnh hưởng từ quá trình sinh đẻ làm tăng áp lực nên ổ bụng. Mặc dù vậy nam giới cũng vẫn có thể mắc bệnh này do sẽ gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc do bàng quang quá đầy cần đi vệ sinh gấp.

Độ tuổi: Cơ bàng quang và niệu đạo của bạn sẽ yếu đi khi độ tuổi của bạn ngày càng cao. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến mức chứa mà bàng quang có thể chịu được và càng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát được do bàng quang quá đầy.

Thừa cân: làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm chúng yếu đi và gây nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.

Căng thẳng: Yếu tố quan trọng gây ra việc tiểu không kiểm soát do stress.

 

tieu-khong-kiem-soat-do-stress

Tiểu không kiểm soát do stress là một căn bệnh tế nhị, khó chia sẻ với những người xung quanh

Các triệu chứng của bệnh tiểu không kiểm soát do stress

Khi người bệnh mắc ở mức độ mới, bệnh nhẹ: Triệu chứng chỉ có thể là một lượng nước tiểu nhỏ rỉ ra bất cứ lúc nào bạn căng thẳng hoặc đôi khi cả lúc bạn tập thể thao, làm việc, ho, hắt xì.

Đối với mức độ trung bình thì người mắc bệnh có khi phải dùng đến băng vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt khác vì nước tiểu sẽ rỉ ra nhiều hơn và hàng ngày.

Ở trường hợp bệnh nặng hơn nước tiểu chảy ra rất nhiều có thể khiến cho người bệnh mất tự ti.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người giàu kiến thức chuyên môn để được giải đáp chính xác và kịp thời.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

2. Những biến chứng của bệnh tiểu không kiềm chế do stress

Đừng chủ quan về bất cứ căn bệnh nào vì chúng ta không thể ngờ được những biến chứng mà chúng gây ra. Với bệnh tiểu không kiểm soát do stress này cũng vậy. Những biến chứng như:

  • Biến chứng về da: Có thể làm cho người bệnh bị phát ban, viêm loét hoặc nhiễm trùng da.

  • Nhiễm trùng tiết niệu: Không thể vê sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu không kiểm soát làm cho nguy cơ nhiễm trùng được tiết niệu tăng cao hơn mức bình thường.

  • Việc tiểu không kiểm soát làm ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động thường ngày như tập thể dục, chơi thể thao đồng thời ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.

tiểu không kiểm soát do street

Bệnh có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng kèm theo

3. Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu không kiểm soát do stress

Điều trị bệnh tiểu són không kiểm soát do stress

Nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng bất tiện của bệnh như:

  • Thuốc kiểm soát sự co thắt cơ hoặc co thắt bàng quang: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh đến bàng quang, làm giãn các cơ bàng quang, do đó tăng sức chứa của bàng quang.

  • Mirabegron: Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể beta3 trong bàng quang. Điều này có tác dụng giãn các cơ của bàng quang.

  • Estrogen: Sử dụng estrogen liều thấp có thể giảm được một số triệu chứng của tiểu không tự chủ ở phụ nữ.

  • Tiêm một loại hoạt chất có tên là onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: loại thuốc này cũng có tác dụng tương tự với những loại thuốc ở trên.

Với bất kỳ nhóm thuốc nào bạn muốn sử dụng để điều trị tình trạng tiểu không kiểm soát cũng đều cần nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh 

Các chuyên gia của Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ đưa ra một vài gợi ý cho bạn về cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu không kiểm soát như:

  • Chế độ ăn khoa học: Duy trì và thường xuyên thay đổi thực đơn trong bữa ăn nhằm đảm bảo ăn các thực phẩm rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật, đồ ăn vặt,thực phẩm chiên xào, cay nóng, thức ăn nhanh đồ hộp, ăn ít hơn vào bữa tối để giảm áp lực lên bàng quang trong khi ngủ. Tránh các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang, như cà phê, bia, rượu, thuốc lá, nước uống có ga; hoặc các loại quả có nhiều axit như cam, chanh, cà chua; gia vị cay nóng…

tieu-khong-kiem-soat

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh tiểu không kiểm soát

  • Thực hiện bài tập cho cơ vòng niệu đạo: Cơ vòng niệu đạo (cơ điều khiển việc đóng - mở đường niệu đạo để đưa nước tiểu ra ngoài) được kết nối với cơ sàn chậu, do vậy việc tập luyện tăng sức mạnh cơ sàn chậu sẽ giúp tăng cường chức năng của bàng quang để giữ nước tiểu khỏi rò rỉ ra ngoài. Bài tập này cũng rất tốt để cải thiện chức năng sinh sản ở phụ nữ.

  • Lên kế hoạch đi vệ sinh: Theo dõi thời điểm trong ngày khi bạn hay bị co thắt, hoặc rỉ nước tiểu. Lập thời gian biểu đi vệ sinh trong ngày. Tuân thủ theo lịch trình trong vài tuần để bài tiết hết toàn bộ nước tiểu nhằm tránh hiện tượng co thắt và rỉ nước tiểu.

  • Kiểm soát stress: bởi căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu không kiểm soát. Thở bụng cũng là bài tập giúp đẩy lùi stress vô cùng hữu hiệu. Bình thường, khi ta thở ngực, luồng hơi ngắn nên không đủ để đẩy được khí độc trong đáy phổi và ngược lại, hơi hít sâu vào không đủ sâu để cung cấp lượng oxy hữu ích cho phổi và bàng quang.

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị.

Khi đã áp dụng những phương pháp trên mà không mang lại hiệu quả cho công việc thì có thể sẽ phải dùng đến biện pháp phẫu thuật. Nhưng sẽ do bác sĩ chỉ định, nếu bạn có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn.

Chúc các bạn và những người  thân luôn khỏe mạnh!!!