Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thông tin về thuốc kháng sinh diệt khuẩn Kefadim


Kefadim là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong Y học. Vậy loại thuốc này có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây!

Kefadim là gì?

Kefadim được xếp vào nhóm kháng sinh cephalosporin với công dụng diệt khuẩn.

Cơ chế hoạt động của thuốc: ức chế sự tổng hợp protein ở thành tế bào vi khuẩn và ceftazidime để kháng lại hầu hết các enzym b-lactamase.

Thuốc Kefadim được điều chế dưới dạng tiêm với hàm lượng 1g

Kefadim là một loại kháng sinh cephalosporinKefadim là một loại kháng sinh cephalosporin

Công dụng của thuốc Kefadim

Với dạng tiêm, loại thuốc kháng sinh này được sử dụng trong điều trị các bệnh do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra như:

  • Các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Viêm Phổi, viêm màng não
  • Các bệnh và não, tủy sống, vùng bụng, da, máu, xương, khớp
  • Các bệnh về đường sinh dục nữ, nhiễm trùng đường tiểu

Thuốc Kefadim ở dạng tiêm còn được gọi với một cái tên khác là cephalosporin kháng sinh, hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn.

Ngoài các tác dụng liệt kê trên nhãn thuốc, Kefadim còn được các bác sĩ chỉ định với tác dụng khác.

Liều dùng của thuốc Kefadim

Những thông tin dưới đây đều là những liều dùng thông thường và không có chức năng thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đối tượng mà liều lượng thuốc được điều chỉnh cho phù hợp.

Ở người lớn

Thuốc được dung nạp vào cơ thể không qua đường truyền tĩnh mạch với liều 2g, dùng sau mỗi 8 tiếng và kéo dài trong vòng 1 đến 2 tuần. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của nhiễm trùng.

Riêng đối với những người bị viêm nội tâm mạc hay nhiễm trùng khớp, liệu trình điều trị có thể kéo dài lên 6 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh.

Ở trẻ em

Trẻ em bị vãng khuẩn huyết, viêm bàng quang, nhiễm trùng ổ bụng được chỉ định dùng Kefadim với liều lượng cụ thể như sau:

  • Với trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi có cân nặng lúc sinh là 1,199 kg trở xuống thì được thuốc qua được tĩnh mạch với liều lượng 30 đến 50 mg/kg sau mỗi 12 giờ.
  • Với trẻ dưới 7 ngày tuổi có cân nặng 2kg trở lên thì tiêm tĩnh mạch vời liều lượng 30 đến 50 mg/kg cứ mỗi 8 tiếng đến 12 tiếng.
  • Với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi: dùng với liều lượng 30 đến 50 mg/kg sau mỗi 8 giờ và không được vượt mức 6g/ngày
  • Trẻ em từ 13 tuổi trở lên thì có thể dùng với liều lượng của người lớn.
  • Khi trẻ mắc các bệnh như xơ nang, viêm màng não, thiếu đề kháng thì cần được sử dụng với liều lượng cao hơn.

Tuy nhiên, trẻ em vẫn là đối tượng cần phải cẩn thận khi dùng thuốc Kefadim. Vì vậy, muốn sử dụng thuốc cho đối tượng này thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng thuốc Kefadim hiệu quả

Thuốc kháng sinh Kefadim sẽ được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn với liều lượng thuốc phù hợp vào tình trạng sức khỏe.

Nếu người dùng muốn tự tiêm thuốc ở nhà thì cần được sự hướng dẫn của các nhân viên y tế. Trước khi tiến hành tiêm, người dùng cũng cần kiểm tra thuốc xem có xuất hiện cặn hay sự biến đổi màu hay không. Nếu phát hiện có sự bất thường thì không nên dùng lượng thuốc đó. Muốn bảo quản hay tiêu hủy thuốc đúng cách thì cũng cần nghiên cứu thông tin trên bao bì.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Cách dùng Kefadim   Cách dùng Kefadim   

Thuốc kháng sinh Kefadim có tác dụng hiệu quả tối đa khi người bệnh duy trì liệu trình uống thuốc ổn định. Vì thế mà người bệnh tốt nhất nên dùng thuốc đều đặn vào các thời gian cố định trong ngày.

Ngay cả khi có dấu hiệu biến mất của triệu chứng bệnh sau vài ngày, người bệnh cũng không được phép bỏ thuốc mà phải theo liệu trình thuốc đến cùng. Nếu bạn ngừng dùng thuốc sớm thì sẽ làm cho vi khuẩn có nguy cơ phát triển và gây ra tình trạng tái nhiễm trùng.

Các chuyên gia của ban tư vấn tuyển sinh các trường Cao Đẳng Dược Hà Nội cho biết, khi dùng thuốc mà tình trạng không khả quan hơn, thậm chí còn trầm trọng hơn thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Kefadim

Khi thấy có những phản ứng nghiêm trọng của tác dụng phụ sau người bệnh cần đến ngay các trung tâm Y tế để được điều trị kịp thời:

  • Tình trạng tiêu chảy có máu
  • Vàng da, co giật
  • Có cảm giác lạnh, bị biến đổi màu da, vùng da ở ngón tay
  • Xuất hiện tình trạng sưng phù, kích thích đau nhức tại vùng được tiêm thuốc
  • Các đốm trắng, lở loét xuất hiện ngay trong miệng hoặc trên môi
  • Phản ứng da nặng với biểu hiện là sốt, đau họng, sưng phù ở lưỡi và mặt, cay mắt, đau da tiếp đó là phát ban đỏ hoặc tím và có khả năng lan rộng.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn như:

  • Các dấu hiệu buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy
  • Có cảm giác ngứa ran và tê cóng
  • Tiết dịch ở âm đạo

Tuy nhiên, các tác dụng phụ được liệt kê dưới đây chưa phải là toàn bộ các phản ứng có thể xảy ra với người dùng.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Kefadim   

Giống như khi sử dụng đa số loại thuốc khác, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng Kefadim nếu gặp phải 1 trong các trường hợp dưới đây:

  • Người bệnh đang sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay các loại thuốc khác
  • Người bệnh đã có tiền sử hoặc đang mắc phải các bệnh khác
  • Người bệnh dị ứng hay mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người bệnh là người già và trẻ em
  • Người bệnh đang trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng thuốc Kefadim chung với các thuốc Chloramphenicol, Warfarin đẻ không gây ra các tương tác thuốc không đáng có.

Với những thông tin khoa học bổ ích về loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn Kefadim, hy vọng các bạn nắm được cách sử dụng loại thuốc này để áp dụng trong các trường hợp cần thiết.