Kanamycin Meiji là loại thuốc kháng sinh còn xa lạ với nhiều người. Nếu bạn chưa biết được công dụng cũng như cách dùng của loại thuốc này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin chi tiết.
- Thông tin về thuốc kháng sinh diệt khuẩn Kefadim
- Cetirizin hydrochlorid - thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ
- Dùng Ketasma ở người bị hen suyễn như thế nào mới hợp lý?
Kanamycin Meiji là thuốc gì?
Kanamycin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, được sản sinh bởi Streptomyces kanamyceticus.
Thuốc được ghi nhận có tác động trên vi khuẩn gram dương, gram âm và được chứng minh tác động hiệu quả với Staphylococcus đa kháng thuốc, E.coli và Klebsiella sp cũng thư trong điều trị bệnh lao và nhiều loại nhiễm trùng.
Thuốc có mức độ hấp thu và đào thải với nồng độ cao nhất sau một 1 tiếng đồng hồ sử dụng với liều 0,5 g hoặc 1 g lần lượt là 28 mg/ml và 43,1 mg/ml. Nồng độ được giảm dần ngay sau đó. Nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 77% liều dùng thuốc được đào thải trong nước thải trong 6 tiếng dùng thuốc.
Kanamycin Meiji cho ra kết quả lâm sàng với hiệu quả như sau:
- Với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như ho gà, viêm phổi, viêm phế quản: hiệu quả thuốc ở mức 82-100%.
- Với các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận-bể thận, lậu, viêm niệu đạo, lậu: hiệu quả từ 82-91%
- Viêm phần phụ tử cung: 75%
- Viêm vú, viêm hạch bạch huyết, viêm xương tủy: 83-97%
- Viêm amidan, viêm tai giữa: 80-100%
- Nhiễm trùng hậu phẫu và các nhiễm trùng khác: 82-87%
Thuốc Kanamycin Meiji được điều chế dưới dạng bột pha tiêm với hàm lượng như sau:
- Bột pha tiêm 1g: Hộp 10 lọ
- Trong mỗi lọ chứa 1g Kanamycine sulfate
Thuốc kháng sinh Kanamycin Meiji
Tác dụng của thuốc Kanamycin Meiji
Với cơ chế hoạt động như đã nêu ở trên cùng với sự tác động hiệu quả lên các vi khuẩn nhạy cảm, Kanamycin Meiji được bác sĩ chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Tình trạng viêm tấy, chốc, nhọt độc
- Các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ho gà, viêm amidan, viêm xương tủy, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm tử cung phần phụ, bệnh lậu, viêm tai giữa.
- Tình trạng nhiễm trùng thứ phát sau khi bị bỏng, gặp thương tích, phẫu thuật.
- Các bệnh lao phổi và lao ngoài phổi.
Ngoài ra, thuốc còn có một số công dụng khác mà chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng của thuốc kháng sinh Kanamycin Meiji
Tùy vào độ tuổi và tình trạng của bệnh nhân mà liều lượng Kanamycin Meiji được điều chỉnh cho phù hợp.
Với những người bị bệnh lao
- Liều dùng thông thường của người lớn là 2 g kanamycin dưới dạng tiêm bắp, chia ra hai lần (sáng, tối) vào mỗi tuần. Người bệnh cũng có thể dùng với liều 1g ngày 1 lần trong 3 ngày/tuần. Trong trường hợp cần thiết, thuốc có thể được dùng tại chỗ. Với các bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi, liều lượng được giảm còn 0,5-0,75 g dùng 1 lần.
- Khi sử dụng thuốc ở trẻ em và những người nhẹ cân thì nên giảm liều.
- Người bệnh nên sử dụng thuốc này kết hợp với các thuốc kháng lao để tăng khả năng của tháng.
Với những người gặp Các tình trạng nhiễm trùng khác
- Liều thông thường dành cho người lớn là 1-2 g tiêm bắp, chia ra 1-2 lần.
- Liều thông thường dành cho trẻ em là 30-50 mg/kg thể trọng/ngày tiêm bắp, chia ra 1-2 lần.
- Tùy theo vào độ tuổi và mức độ trầm trọng của người bệnh mà liều lượng thuốc có thể được điều chỉnh
Cách dùng Kanamycin Meiji đúng cách
Kanamycin Meiji được sử dụng dưới dạng tiêm, vì vậy người bệnh cần tuân theo các nguyên tắc sau đây để tránh các tác dụng phụ cho mô và thần kinh:
- Không tiến hành tiêm thuốc ở vị trí có dây thần kinh
- Không tiêm lặp lại trên những vị trí đã tiêm, đặc biệt là đối với trẻ sinh non, sơ sinh, trẻ đang bú sữa mẹ.
- Người bệnh nên rút kim tiêm ra ngay khi cảm thấy đau nhiều và nhận thấy có máu chảy ngược lên chỗ tiêm.
- Không trộn thuốc Kanamycin Meiji với các loại thuốc khác khi tiêm.
- Trước khi tiến hành tiêm thì nên sát trùng lọ thuốc vào bông tẩm cồn.
- Không được dùng thuốc liên tục và kéo dài
- Dung dịch thuốc sau khi pha phải trong suốt và không màu. trong một số trường hợp ít gặp thì thuốc có màu nhẹ nhưng không gây hại cho người dùng.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Cách sử dụng thuốc Kanamycin Meiji
Tác dụng phụ khi sử dụng Kanamycin Meiji
Các chuyên gia thuộc ban tư vấn các trường Cao Đẳng Dược cho biết, tác động ức chế thần kinh cơ và liệt hô hấp có thể xuất hiện ở người bệnh khi sử dụng Kanamycin Meiji.
Với hệ thần kinh: Thuốc có thể gây ra những tổn thương với dây thần kinh số 8, đi kèm những triệu chứng như là: giảm thính lực, ù tai, chóng mặt, Khi thấy các biểu hiện xảy ra, người dùng cần ngưng thuốc.
Với cơ quan thận: hiếm khi ghi nhận gây ra các bệnh thận nặng, tuy nhiên suy thận cấp vẫn có thể xảy ra. Vì vậy người bệnh cần đi khám định kỳ trong quá trình dùng thuốc để có thể thay thế liệu trình trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các biểu hiện hiếm gặp như:
- Tiểu đạm, tiểu máu, rối loạn điện giải kaki, bị phù
- Tình trạng sốc: cần được theo dõi sát sao, ngừng thuốc và dùng thay thế thuốc khác khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, hạ huyết áp, đau ngực, đánh trống ngực.
- Phản ứng quá mẫn cảm với thuốc: cần ngưng thuốc ngoại trừ những người bị bệnh lao là cần giải cảm ứng và dùng thuốc lại.
- Thiếu vitamin K và B gây ra chảy máu, viêm miệng, lưỡi, chán ăn, viêm thần kinh.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Kanamycin Meiji
Những trường hợp sau nên tránh sử dụng thuốc Kanamycin Meiji:
- Những người có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm aminoglycoside như: kanamycin, streptomycin, gentamycin và bacitracin hay fradiomycin.
- Những người có tiền sử hoặc trong gia đình có người bị điếc.
Những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc
- Bệnh nhân gặp tình trạng suy thân, đang dinh dưỡng đường tĩnh mạch, bị suy kiệt.
- Bệnh nhân là người lớn tuổi
- Bệnh nhân là phụ nữ có thai và cho con bú ( thuốc có thể làm tổn thương dây thần kinh số 8 của trẻ sơ sinh)
Việc tìm hiểu thông tin chi tiết về thuốc là giai đoạn quan trọng trước khi bạn quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được sự hiểu biết nhất định về loại thuốc Kanamycin Meiji.