Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc hạ áp: Phân loại và một vài lưu ý khi sử dụng


Dùng thuốc hạ áp trong việc điều trị cao huyết áp là việc cần làm. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng hạ áp nhưng sẽ gây ra những tác dụng phụ khác nhau, do đó người dùng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại thuốc sử dụng. Tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết.

1. Một số nhóm thuốc, biệt dược có tác dụng hạ áp

Thuốc hạ áp có rất nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có những công dụng khác đi kèm và gây ra các tác dụng phụ khác nhau cho người dùng. Ví dụ như trường hợp người bị cao huyết áp nhưng lại mắc thêm các bệnh lý về tim mạch thì nên dùng nhóm thuốc chẹn beta, nhóm này sẽ vừa giảm được nhịp tim và vừa giảm được huyết áp.

Thông tin cụ thể những nhóm thuốc có tác dụng hạ áp như:

thuoc-ha-ap
Những nhóm thuốc nào có tác dụng hạ áp?

Nhóm thuốc chẹn Beta

- Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng của norepinephrine và epinephrine, giúp làm giảm huyết áp bằng cách giãn nở các mạch máu và làm giảm nhịp tim. Bên cạnh đó chúng cũng có thể khiến cho các cơ bao quanh đường dẫn khí co lại do các thụ thể beta năm ở phổi bị kích thích.

- Một số tên thuốc có trong nhóm thuốc chẹn beta:

  • Acebutolol (Sectral)
  • Betaxolol
  • Bisoprolol fumarate (Zebeta)
  • Carteolol
  • Esmolol (Brevibloc)
  • Labetalol (Trandate)
  • Metoprolol (Lopressor)
  • Nadolol (Corgard)
  • NEBIVOLOL (Bystolic)
  • Penbutolol
  • Pindolol
  • Propranolol (Hemangeol, Inderal LA Inderal XL)
  • Timolol

- Tác dụng phụ mà có thể nhóm thuốc chẹn beta gây ra cho người dùng như là:

  • Cơ thể mệt mỏi, có thể bị chóng mặt.
  • Tình trạng huyết áp thấp không được cải thiện.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Rơi vào trạng thái bị suy tim.
  • Tuyến giáp của bệnh nhân hoạt động quá mức.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Đau nửa đầu ở mức độ dữ dội.

Danh mục về tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn beta chưa hoàn toàn đầy đủ, nếu người dùng có thắc mắc thì liên hệ trực tiếp với dược sĩ, bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

- Thuốc chẹn kênh canxi sẽ có tác dụng ức chế sự vận chuyển canxi đi vào trong các tế bào cơ và việc làm này sẽ khiến giảm canxi và giảm sức co bóp của cơ tim và làm hạ huyết áp. Thuốc thuộc nhóm này cũng làm thư giãn các tế bào cơ nằm xung quanh động mạch giúp giảm huyết áp hơn nữa.

- Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Phòng ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu.
  • Run mà chưa xác định được nguyên nhân.
  • Tăng huyết áp kịch phát.
  • Hẹp dưới van động mạch chủ do nguyên nhân phì đại.
  • Ủ tủy thượng thận.

- Một số tên thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi:

  • Amlodipin (Norvasc)
  • Amlodipine và atorvastatin (Caduet)
  • Amlodipine và benazepril (Lotrel)
  • Amlodipine và valsartan (EXFORGE)
  • Amlodipine và telmisartan (Twynsta)
  • Amlodipine và olmesartan (Azor)
  • Amlodipine, olmesartan và hydrochlorothiazide (Tribenzor)
  • Amlodipine và aliskiren
  • Amlodipine, aliskiren và hydrochlorothiazide
  • Amlodipine và perindopril (Prestalia)
  • Clevidipine (Cleviprex)
  • Diltiazem (Cardizem)
  • Felodipin
  • Isradipine
  • Nifedipin (Procardia,Procardia XL, Adalat CC, Afeditab)
  • Nicardipine (Cardene, Ca rdene SR)
  • Nimodipine
  • Nisoldipine (Sular)

- Tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn kênh canxi có thể gây ra cho người dùng như:

  • Có thể người bệnh sẽ bị phù ngoại biên vì thuốc gây ra cho cơ thể khả năng giữ nước nhất là ở các vị trí như cánh tay hoặc chân.
  • Nổi mẩn ngứa hoặc mề đay trên da.
  • Đau đầu.

Nhóm thuốc lợi tiểu

- Đây là một loại thuốc hạ áp phổ biến nhất. Thuốc hoạt động ở trên các ống nhỏ của thận và giúp thúc đẩy muối ra khỏi cơ thể kèm theo đó là chất lỏng. Nhóm này có thể được dùng đơn độc trong điều trị hạ áp nhưng vẫn thường được các bác sĩ, dược sĩ dùng liều thấp và kết hợp với những loại thuốc khác.

- Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:

  • Người bị suy tim sung huyết.
  • Bệnh nhân phù ngoại biên.
  • Trường hợp tăng kali máu.
  • Hoặc bị phù phổi.

Các thuốc lợi tiểu có tác dụng trong điều trị huyết áp:

  • Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril)
  • Chlorthalidone
  • Các thuốc lợi tiểu quai furosemide (Lasix), bumetanid (BUMEX) và torsemide (Demadex)
  • Kết hợp của triamteren và hydrochlorothiazide (DYAZIDE)
  • Metolazone (Zaroxolyn)

- Tác dụng phụ mà nhóm thuốc này gây ra cho người dùng bao gồm:

  • Lượng đường trong máu tăng.
  • Cơ thể bị mất nước, thường xuyên mệt mỏi.
  • Áp lực máu thấp.

Xem thêm các bài viết liên quan

Nhóm thuốc chẹn alpha

- Tương tự giống như nhóm thuốc beta, nhóm alpha hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể làm giúp thư giãn các cơ và có tác dụng giảm huyết áp.

- Các tên thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn alpha bao gồm:

  • Terazosin
  • Doxazosin (Cardura)

- Tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn alpha:

  • Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt.
  • Huyết áp ở mức thấp quá.
  • Có các triệu chứng buồn nôn, cơ thể yếu.

Danh mục về tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn beta chưa hoàn toàn đầy đủ, nếu người dùng có thắc mắc thì liên hệ trực tiếp với dược sĩ, bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Ngoài những nhóm thuốc hoặc biệt dược kể ở trên, vẫn còn có những loại thuốc khác có tác dụng hạ áp như: Minoxidil, thuốc chẹn alpha – beta, thuốc chẹn thụ thể angiotensin… Hãy hỏi những người có năng lực chuyên môn nếu người bệnh có thắc mắc.

thuoc-ha-ap
Kiểm tra huyết áp định kỳ sẽ giúp tầm soát tốt tình trạng bệnh

2. Lưu ý cần biết khi dùng thuốc hạ áp

Tuyệt đối tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều dùng và không dùng lại đơn thuốc hạ áp của người khác,  vì thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người không giống nhau.

Cũng như tất cả các loại thuốc khác bạn cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như ghi nhớ cách dùng mà bác sĩ đã hướng dẫn cụ thể. Khi nhận được đơn thuốc, nếu không hiểu người bệnh phải hỏi bác sĩ rõ ràng về cách dùng, liều dùng, thời điểm sử dụng, uống thế nào… tránh việc thuốc hoạt động không hiệu quả.

Song hành với việc dùng thuốc hạ áp thì nên từ bỏ các thói quen xấu, xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp với người huyết áp cao. Dùng thuốc đúng giờ, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thường xuyên vận động thể dục thể thao…

Hãy trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đầy đủ. Hoặc trao đổi về tất cả những vấn đề mà người bệnh thắc mắc, sau khi được giải đáp sẽ có hiệu quả hơn trong quá trình điều trị cũng như an toàn khi dùng thuốc.Tuyệt đối không nên sử dụng lại đơn thuốc của người khác.

Thường xuyên khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và thay đổi những loại thuốc dùng khác nhau, không nên dùng mãi một đơn thuốc. Căn cứ vào tình trạng bệnh để điều chình liều lượng và tần suất sử dụng cho phù hợp. Người bệnh cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không được tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.

Hy vọng những thông tin hữu ích về thuốc hạ ápCao Đẳng Y Tế Hà Nội  chia sẻ ở trên sẽ bổ sung thêm cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức y khoa. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế cho các hướng dẫn và chỉ định từ thầy thuốc.

Chúc bạn đọc luôn luôn mạnh khỏe!