Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Glucose thường được sử dụng như thế nào?


Dưới bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức đầy đủ về thông tin của thuốc Glucose. Tìm hiểu thật kỹ những công dụng, cách sử dụng, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc... sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao sau quá trình sử dụng thuốc đúng cách. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết trong bài chia sẻ!!!

Thuốc Glucose thuộc nhóm thuốc dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid Base.

Dạng thuốc: Dung dịch tiêm truyền, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, dịch truyền, thuốc tiêm.

Thành phần: Glucose.

1. Tác dụng của thuốc Glucose

Thuốc Glucose thường được sử dụng trong trường hợp để phòng và điều trị mất nước do bị tiêu chảy.

 Bên cạnh đó thuốc cũng có thể điều trị khi người bệnh mắc các triệu chứng hạ đường huyết.

Chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Tiêu chảy làm mất nước.
  • Hạ đường huyết do nguyên nhân suy dinh dưỡng, ngộ độc rượu, tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
  • Khi cần kiểm tra dung nạp glucose.
  • Thiếu hụt carbohydrat và dịch.

Ngoài ra có những trường hợp mà bác sĩ bạn sẽ chỉ định người bệnh dùng, tuy nhiên không được liệt kê ở trên, nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp để được giải đáp chính xác và nhanh chóng.

Xem thêm các bài viết liên  quan

thuoc-glucose
Thuốc Glucose có tác dụng cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Glucose

Liều lượng dành cho người lớn

* Thuốc dạng uống

- Dùng trong trường hợp cần kiểm tra dung nạp glucose đường uống

  • Sử dụng 75mg glucose, sau khi dùng khoảng 2  giờ thì đo lại đường huyết. Nên đo đường huyết lúc đói để có chỉ số tương đối chính xác nhất.

- Dùng trong trường hợp cho người bị hạ đường huyết

  • Sử dụng 15 – 20 glucose, hiệu quả có thể đạt được trong vòng 10 – 20 phút. Nên kiểm tra lượng glucose huyết trong 60 phút.

* Thuốc dạng truyền tĩnh mạch

- Dùng trong trường hợp cho người mất dịch

  • Sử dụng glucose 5% truyền qua đường tĩnh mạch ngoại vi.

- Dùng trong trường hợp cho người mất carbohydrate

  • Sử dụng glucose 5% truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm.

- Dùng trong trường hợp cho người bị hạ huyết áp nặng

  • Sử dụng glucose 5% truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm.

Liều lượng dành cho trẻ em

- Dùng trong trường hợp trẻ em bị hạ đường huyết

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sử dụng 0,25 – 0,5g / kg trọng lượng cơ thể/ liều để truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên liều lượng tối đa không vượt quá 25g/ liều.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Sử dụng 0, 5 – 1g / kg trọng lượng cơ thể/ liều để truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên liều lượng tối đa không vượt quá 25g/ liều.
  • Trẻ vị thành niên: Sử dụng 10 – 25g / kg trọng lượng cơ thể/ liều để truyền tĩnh mạch. Hoặc có thế sử dụng 4 – 20g với thuốc dạng uống. Nếu trường hợp kiểm tra tình trạng hạ đường huyết vẫn tiếp tục thì nên sử dụng lặp lại liều lượng ban đầu sau khoảng thời gian 15 phút.

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Glucose có nhiều dạng bào chế khác nhau, tuy vậy sử dụng ở dạng nào thì người dùng cũng vẫn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc dạng tiêm, truyền thì tốt nhất nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế để có liều dùng và cách sử dụng đúng cách.

Liều lượng sử dụng cho trẻ nên tham khảo ý  kiến của thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Glucose

Thuốc Glucose có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người sử dụng trong quá trình dùng thuốc như:

  • Ở ngay vị trí tiêm thuốc có xảy ra kích ứng da hoặc nghiêm trong hơn bị sưng đỏ hoặc tấy mủ lên.
  • Tần  suất  đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Có trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng:

  •  Cơ thể bị co giật hoặc bị giật cơ.
  • Bàn tay hoặc chân bị sưng.
  • Suy nhược cơ thể, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Trí nhớ sa sút hay bị nhầm lẫn.
  • Có các phản ứng nguy hiểm như nổi mề đay, sưng miệng, môi, lưỡi, tức ngực.

Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng gặp những tác dụng không mong muốn đó.

Muốn quá trình dùng thuốc không diễn ra bất cứ tình huống xấu nào thì nên nghe theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

thuoc-glucose
Người bệnh không nên tự ý tiêm truyền mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế

4. Tương tác thuốc

Quá trình tương tác thuốc sẽ làm cho gia tăng các tác dụng phụ của thuốc đồng thời cũng có thể làm giảm tác dụng và các hoạt động của những loại thuốc đang sử dụng. 

- Glucose có thể xảy ra tương tác với những loại thuốc điều trị khác như:

  • Glucose làm tăng mức đường huyết và giảm tác dụng của các thuốc trị tiểu đường.

- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Người bệnh có các triệu chứng lẫn lộn, hay gặp khó khăn trong việc ghi nhớ hoặc bị xuất huyết trong đầu  hoặc cột sống.
  • Có tiền sử mắc tiểu đường hoặc có nồng độ galactose trong máu cao.
  • Bị hôn mê do nguyên nhân từ bệnh tiểu đường hoặc do biến chứng bởi bệnh gan.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Glucose 

Một vài lưu ý người dùng cần biết:

  • Có thể sẽ gây tan huyết và tắc nghẽn nếu truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền nên lưu ý trong việc sử dụng gây truyền.
  • Truyền trong thời gian dài hoặc truyền với tốc độ nhanh glucose đẳng trương  có thể gây ra tình trạng phù hoặc ngộ độc nước.
  • Theo dõi thường xuyên đường huyết có các biện pháp cân bằng nước và các chất điện giải nếu trong trường hợp cần thiết.
  • Thuốc Glucose an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú nhưng để an toàn tuyệt đối cho sức khỏe trẻ nhỏ và thai nhi thì các bà mẹ vẫn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng.
  • Sau khi uống glucose sẽ hấp thụ rất nhanh ở ruột, nên cần hết sức thận trọng nếu sử dụng cho người cao tuổi và trẻ em.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trường hợp bệnh nhân không dung nạp được glucose.
  • Nhiễm toan.
  • Kali huyết hạ.
  • Người  bệnh vô niệu hoặc bị chảy máu trong sọ, trong tủy sống.
  • Mê sảng kèm theo mất nước, ngộ độc rượu cấp.

Bệnh nhân vừa trải qua cơn tai biến vì nguyên nhân đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.

Tất cả những thông tin hữu ích về thuốc GlucoseCao Đẳng Y Tế Hà Nội đã chia sẻ cụ thể ở trên. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo vàn không có tác dụng thay thế những chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ những bài viết của chúng tôi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để có những bài viết với đầy đủ thông tin hữu ích tới cho bạn đọc. Hãy luôn theo dõi để có thêm nhiều kiến thức về y khoa nhé các bạn!!

Chúc các bạn và những người thân luôn mạnh khỏe!