Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các kiến thức bạn cần biết về bệnh sỏi thận


Sỏi thận là bệnh lý tiết niệu xảy ra phổ biến - một khối tinh thể cứng do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tạo thành sỏi.  Để tìm hiểu kỹ hơn những kiến thức về bệnh sỏi thận, mời bạn đọc cùng tìm hiểu dưới bài viết!!

1. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận

Nguyên nhân dẫn đến hình thành thận có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Việc tự mua thuốc và uống không đúng theo liều lượng được chỉ định có thể dẫn đến sỏi thận do thành phần dư thừa của thuốc không hấp thụ hết gây lắng cặn và tích tụ thành một khối tinh thể ở trong thận. 

  • Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ: Điều này khiến cho thận của bạn sẽ phải làm việc liên tục thậm chí là quá tải khi lượng tuần hoàn từ máu tới cầu thận tăng và lượng chất béo trong dịch mật cũng tăng. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên sỏi trong thận hình thành do thói quen ăn uống.

  • Uống ít nước: Sẽ khiến việc tiểu tiện để đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài khó khăn hơn, khiến nước tiểu lưu trữ và trở nên đậm đặc, chất lắng cặn dần tăng lên và tích tụ lại tạo thành sỏi.

  • Hay bị mất ngủ: Thận - cụ thể là mô thận sẽ hoạt động nhiều hơn khi chúng ta ngủ và giúp tái tạo tổn thương. Và chức năng này không thể hoạt động hiệu quả khi chúng ta mất ngủ thường xuyên. Tăng nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

  • Bỏ bữa sáng: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thế nên việc bỏ bữa sáng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Dịch mật sẽ được tiết ra nhiều vào ban đêm sau đó được cất trữ trong túi mật và quá trình kích thích túi mật sẽ được bắt đầu nếu bạn ăn sáng đầy đủ. Ngược lại nếu bỏ bữa sáng, dịch mật sẽ tồn đọng lại, khi đó các liên kết cholesterol sẽ được tiết ra trên bề mặt túi mật làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

benh-soi-than
Bệnh sỏi thận có các triệu chứng nhận biết như thế nào?

2. Những dấu hiệu nhận biết của sỏi thận

Bệnh sỏi thận có rất nhiều dấu hiệu nhưng rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác do đó việc không phát hiện ra bệnh sớm để điều trị kịp thời là vô cùng nguy hiểm. Các triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất của bệnh như:

  • Đau âm ỉ lưng, đau mạn sườn: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà người nào cũng có thể cảm nhận được. Cơn đau lan man nhẹ nhàng nhưng có lúc lại dữ dội. Và thường khó phát hiện nếu không được chẩn đoán.

  • Nước tiểu có mùi hôi: Nếu bạn nhận thấy nước tiểu không chỉ có mùi mạnh, mà còn có mùi khó ngửi, thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • Tiểu nhiều, tiểu buốt: Hiện tượng bạn đi tiểu có cảm giác như đau rát khi tiểu, nước tiểu đổi sang vàng đậm, trắng đục hoặc có lẫn máu, sưng tấy bộ phận sinh dục. Tiểu nhiều, tiểu buốt là do các cơ quan trong hệ thống đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản có sỏi.

  • Đi tiểu ra máu: khi các bộ lọc của thận đã bị hư hại, các tế bào máu này có thể bị thất thoát vào trong nước tiểu. Đi tiểu ra máu là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường. Khi có những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc thì bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này. Cần đến các cơ sở y tế để thăm khám để có phương án điều trị sớm, kịp thời tránh các biến chứng khác nguy hiểm hơn.

  • Buồn nôn và ói mửa: đường ruột và các dây thần kinh trong thận có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy nên đường tiêu hóa có thể kém gây buồn nôn, ói mửa là do sỏi gây tắc nghẽn ở thận.

  • Sốt và cảm giác ớn lạnh: Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi sỏi thận làm cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào  về bệnh thì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ hoặc những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

Xem thêm các tin liên quan 

3. Biến chứng của bệnh sỏi thận

Khi mắc bệnh sỏi thận nhưng người bệnh không phát hiện ra bệnh sớm để điều trị hoặc có thể đã điều trị nhưng không đúng cách thì cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng do sỏi đem lại gồm bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mạn tính, vỡ thận. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bang quang và niệu đạo.

  • Tắc đường tiểu: Khi một niệu quản bị chặn, nước tiểu không thoát hoàn toàn khỏi thận đến bàng quang và thậm chí có thể chảy ngược vào thận, gây nhiễm trùng hoặc tổn thương lâu dài. Biến chứng này kéo ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường niệu, kể cả đài thận.

  • Ứ nước: thận ứ nước dễ chuyển thành ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.

  • Suy thận cấp:Suy thận cấp là tình trạng thận đột ngột bị suy giảm chức năng, mất khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không cân bằng nước và điện giải. Hậu quả gây ra của biến chứng này thậm chí có thể phải cắt bỏ thận nếu thận mủ toàn diện.

  • Suy thận mạn: tình trạng suy thận mạn sẽ xuất hiện do quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần mô thận. Bệnh suy thận mạn có thể tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối nếu như không được phát hiện và tích cực điều trị.

  • Vỡ thận:Thận rất có thể sẽ bị vỡ đột ngột do tình trạng ứ nước trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng sưng viêm phù nề sẽ làm tăng áp lực thận quá mức. Người bị vỡ thận cần mổ cấp cứu ngay lập tức. Ở biến chứng này rất nguy hiểm người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị sớm.

benh-soi-than
Bệnh sỏi thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh cần lưu ý và  không nên chủ quan

4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị  bệnh sỏi thận

Phương pháp chẩn đoán

Xét nghiệm nước tiểu: Đây là một phương pháp kiểm tra lâm sàng giúp soi cặn lắng trong nước tiểu từ đó xác định

Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X - quang, siêu âm ổ bụng hoặc chụp CT  đường tiết niệu:  để phát hiện ra các loại sỏi trong thận.

X-quang đặc biệt (pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP): Khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán trên mà chưa có được kết quả rõ ràng thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp này để có kết quả chính xác, rõ ràng.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp.

  • Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài.
  • Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Những thông tin về bệnh Sỏi thận do Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo thêm và không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng nên tuân thủ theo sự hướng dẫn y, bác sĩ để quá trình điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao.