Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những lưu ý khi sử dụng Gliclazide để điều trị bệnh tiểu đường


Gliclazide là loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng biết sử dụng gliclazide đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số lưu ý cho các bạn khi dùng loại thuốc này.

Công dụng của thuốc gliclazide

Thuốc gliclazide là loại thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống và rèn luyện thể dụng với mục đích kiểm soát lượng đường huyết cao ở những người mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Khi thuốc gliclazide được sử dụng một cách hiệu quả, người bệnh sẽ phòng ngừa được các vấn đề bệnh lý như: bệnh tim, thận, đột quỵ, các vấn đề về lưu thông máu và mù lòa.

Gliclazide được điều chế dưới dạng viên nén dạng uống và viên nén phóng thích có kiểm soát với hàm lượng như sau:

  • Viên nén phóng thích có kiểm soát: 30 mg.
  • Viên nén, dạng uống: 40 mg, 60 mg, 80 mg.

Các dược sĩ thuộc ban tư vấn các trường Cao Đẳng Y Hà Nội cho biết, thuốc gliclazide đạt kết quả cao nhất khi người bệnh dùng thuốc chung với bữa ăn và vào các thời điểm nhất định mỗi ngày.

Tác dụng của thuốc gliclazideTác dụng của thuốc gliclazide

Liều dùng thuốc gliclazide

Để có được liều dùng chính xác và phù hợp với tình trạng bệnh cũng như độ tuổi, người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ để có được chỉ định dùng thuốc.

Thông tin về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng ở người lớn

Với những người sử dụng dạng viên nén uống để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thì uống  với liều khởi đầu là 40-80 mg mỗi ngày. Sau đó có thể tăng dần đến 320 mg mỗi ngày trong trường hợp cần thiết. Khi dùng với liều lượng lớn hơn 160 mg mỗi ngày, người dùng có thể chia thuốc ra uống thành 2 lần.

Với những người sử dụng dạng viên nén phóng thích có kiểm soát thì nên dùng với liều khởi đầu là 30 mg, 1 lần/ngày và có thể tăng tối đa ở mức 120 mg mỗi ngày.

Ở trẻ em, thông tin về liều dùng vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định, vì vậy nếu muốn sử dụng thuốc cho đối tượng này thì cần tham khảo của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc gliclazide

Tác dụng phụ thường gặp nhất ở những người sử dụng thuốc gliclazide là tình trạng hạ đường huyết.

Khi nhận ra tình trạng này mà không thực hiện điều trị thì người bệnh có thể bị chóng mặt, mất ý thức hoặc thậm chí dẫn đến hôn mê.

Nếu triệu chứng hạ đường huyết ở mức nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh cần được mang đến cơ sở y tế gần nhất. Những người gặp tình trạng này có thể đi kèm những biểu hiện: Khó thở, mệt mỏi, loét miệng, ớn lạnh, chảy máu mũi. Tuy vậy, khi ngừng điều trị thuốc, các triệu chứng này thường biến mất sau đó.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Tác dụng phụ của thuốc GliclazideTác dụng phụ của thuốc Gliclazide

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tác dụng khác.

Các vấn đề về gan

Thực tế ghi nhận một số người bệnh khi dụng thuốc gặp các vấn đề bất thường với chức năng gan khi có biểu hiện vàng da, vàng mắt. Khi nhận thấy các biểu hiện này, bạn cần thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời.

Gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa

  • Nôn mửa, khó tiêu
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Có cảm giác hoặc đang bị các bệnh tiêu hóa

Phản ứng xuất hiện trên da

  • Cảm thấy ngứa, da đỏ, phát ban đi kèm phồng rộp hoặc lột da
  • Tình trạng phù mạch
  • Phản ứng da với ánh nắng

Tình trạng rối loạn thị giác

Do sự thay đổi đường huyết trong cơ thể khi dùng thuốc Gliclazide, tầm nhìn của người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là lúc bắt đầu điều trị.

Những tác phụ trên chưa phải là tất cả những trường hợp mà người dùng có thể gặp phải. Với mỗi người bệnh thì các phản ứng của tác dụng phụ lại xảy ra khác nhau.

Những lưu ý khi sử dụng Gliclazide

Trong một số trường hợp người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng của bản thân trước khi sử dụng Gliclazide:

  • Những người dị ứng với các thành phần của thuốc Gliclazide hoặc các thuốc cùng nhóm sulphonylurea cũng như các loại thuốc có liên quan.
  • Những người mắc bệnh gan, thận ở mức độ nặng, bệnh tiểu đường tuýp 1, tiền hôn mê tiểu đường hoặc hôn mê tiểu đường.
  • Những người đang dùng thuốc để đị trị nhiễm nấm
  • Phụ nữ đang có thai cho con bú (Gliclazide thuộc nhóm thuốc C - có thể có nguy cơ đối với thai  kỳ)
  • Những người vừa trải qua phẫu thuật, chấn thương hoặc đang bị nhiễm trùng nặng
  • Những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphirin

Lưu ý về tương tác thuốc

Người bệnh nên lưu ý khi sử dụng gliclazide đồng thời với các loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc cũng như gia tăng các tác dụng phụ.

Thuốc Gliclazide  có thể bị suy giảm tác dụng hạ đường huyết và làm mức đường huyết có thể tăng cao khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc như: thuốc chống viêm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc điều trị rối loạn hệ thần kinh trung ương, rối loạn vú, chảy máu kinh nguyệt nặng và thuốc điều trị rối loạn nội mạc tử cung.

Gliclazide có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thuốc khác như:

  • Thuốc lợi tiểu, thuốc tránh sau, thuốc nhuận tràng, kháng khuẩn, thuốc điều trị suy thượng thận
  • Các loại thuốc giảm đông máu sẽ được làm tăng tác dụng khi sử dụng chung với Gliclazide
  • Hiệu quả hoạt động của gliclazide có thể giảm khi dùng với các thuốc điều trị huyết áp cao, lithium và nifedipine

Một số loại thức ăn cũng như bia rượu thuốc lá cũng có thể tương tác với thuốc.

  • Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Gliclazide:
  • Các bệnh về gan thận
  • Những người được chẩn đoán thiếu hụt men glucose-dehydrogenase-6-phosphate và gặp rối loạn chuyển hóa porphirin.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về  thuốc Gliclazide cũng như các loại thuốc khác, bạn hãy liên hệ về ban tư vấn của trường để được cung cấp các thông tin khoa học về y tế một cách chính xác nhất.