Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những phương pháp điều trị, chăm sóc khi bị suy giảm thị lực


Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng phương tiện thông thường như kính. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm cách điều trị giảm thị lực.

1. Nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng suy giảm thị lự như:

  • Cận thị: Nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi người cận thị nhìn vật ở xa thường phải nheo mắt.
  • Viễn thị: Những người bị viễn thị có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
  • Loạn thị: Nguyên nhân gây loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường. Bên cạnh đó người bị loạn thị sẽ có các biểu hiện khác đi kèm theo như: Mỏi mắt, đau đầu, chảy nước mắt,... 
  • Lão thị: bệnh xảy ra phổ biến hơn với những người trên tuổi 40, học phải cần dùng đến kính để được hỗ trợ nhìn.
suy-giam-thi-luc
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy giảm thị lực?
  • Bệnh mù màu:  là bệnh rối loạn sắc giác là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của vật như màu đỏ, màu xanh lá, xanh biển hoặc khi pha trộn giữa các màu này với nhau. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống sót cũng như sinh sản của người mắc bệnh, tuy nhiên gen bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau.
  • Quáng gà: Thị lực của người bệnh bị kém đi, đặc biệt vào thời điểm ánh sáng mờ lúc chập tối hoặc ban đêm.
  • Mỏi mắt: Bạn tập trung làm việc hoặc học tập mà không dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi. Nếu có thời gian thì triệu chứng này sẽ nhanh chóng được cải thiện. 
  • Đục thủy tinh thể: là tình trạng thủy tinh thể trong mắt trở nên đục hơn bình thường.  Vấn đề thường gặp khi lớn tuổi và có thể ảnh hưởng một hoặc hai mắt.

Sẽ còn các  nguyên nhân khác  gây suy giảm thị lực mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi trực tiếp ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác hơn.

2. Cách điều trị suy giảm thị lực

Thông thường sau khi chẩn đoán chính xác mức độ bị suy giảm thị lực của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị tương ứng. Cụ thể như: 

  • Trong trường hợp người bệnh bị các tật khúc xạ thì sẽ được chỉ định đeo kính. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp cần sử dụng phương pháp phẫu thuật hiện đại như Lasik.
  • Đối với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể thì cần thực hiện phẫu thuật cấy ghép thấu kính nhân tạo.
  • Điều trị bằng phẫu thuật Laser
  • Kiểm soát tốt tình trạng bệnh bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt.

>> Xem thêm các tin liên quan

suy-giam-thi-luc
Khám mắt thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng suy giảm thị lực

Bên cạnh việc điều trị suy giảm thị lực, người bệnh cần có cách chăm sóc đúng để giúp đôi mắt luôn sáng khỏe, cụ thể như:

Chế độ ăn uống

  • Chú ý bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho mắt: Những loại thực phẩm như: cà rốt, dưa leo, đu đủ… chứa nhiều vitamin A rất tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh mờ mắt. Ngoài ra, uống các loại nước trái cây và rau xanh cũng là cách tăng cường lượng vitamin A cho cơ thể.
  • Hạn chế bổ sung protein qua các loại thịt đỏ, dầu mỡ động vật…
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt

  • Duy trì thói quen khám mắt định kỳ nhằm kiểm soát tốt tình trạng thị lực và phát hiện sớm các vấn đề khác về mắt từ đó có hướng điều trị kịp thời.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hay khi tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho mắt để phục hồi tốt nhất tầm nhìn. Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc và tránh các tác nhân gây mất ngủ.
  • Tiến hành các cách giúp mắt được thư giãn, giảm căng thẳng như tăng cường các hoạt động ngoài trời, hạn chế xem quá nhiều chương trình truyền hình hoặc chơi game.
  • Cần chú ý đến việc cung cấp đủ ánh sáng khi học tập và làm việc như mở cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, bật thêm đèn chiếu sáng, cố gắng chọn những vị trí thích hợp để không bị ánh sáng phản chiếu làm chói mắt.
  • Massage cho mắt: Việc massage sẽ giúp cải thiện khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu quanh vùng cơ của mắt. Cách thực hiện như nhẹ nhàng xoa bàn tay vào nhau rồi áp lên mắt khoảng từ 10- 15 giây sẽ rất hữu ích. Hơi ấm từ bàn tay sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, làm giãn các cơ, giảm sự mệt mỏi.

Chăm sóc mắt là một phần quan trọng của sức khỏe, mong rằng qua bài viết Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạchở trên, bạn đọc đã có thêm nhiều cách chăm sóc mắt để khắc phục tốt nhất tình trạng suy giảm thị lực.