Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn và cách kiểm soát tốt các triệu chứng


Hen suyễn là một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ em và không lây. Nhưng bệnh lại có thể xuất hiện ở nhiều quốc gia. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh hen suyễn như thế nào? Có cách nào để kiểm soát các triệu chứng của bệnh không?

Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính đườn thở, gây ra tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm… khiến cho tắc nghẽn hoặc hạn chế luồng khí đường thở.

Ở Việt Nam số người mắc bệnh hen suyễn chiếm tới 5% dân số, trong đó số người mắc bệnh cao nhất là độ tuổi 12 – 13.

Bệnh hen suyễn được chia làm 5 loại phổ biến bao gồm:

  • Bệnh suyễn do hoạt động thể lực;
  • Bệnh suyễn về đêm;
  • Bệnh suyễn do nghề nghiệp;
  • Suyễn thể ho đơn thuần;
  • Hen suyễn dị ứng.

Tỷ lệ tử vong của bệnh tương đối thấp, những trường hợp mà bị đe dọa đến tính mạng thường xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam.

1. Nguyên nhân gây ra hen  suyễn

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen phế quản. Nhưng bên cạnh đó có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Đã từng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hồi còn nhỏ.
  • Gia đình có tiền sử hoặc bố mẹ đã từng mắc bệnh hen suyễn.
  • Do người bệnh đã hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hoặc tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời còn nhỏ.
  • Người bệnh bị dị ứng những dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, lông chso mèo, hóa chất…
  • Dị ứng với thời tiết.
  • Bạn dùng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc như: aspirin, thuốc cảm, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.
  • Các yếu tố bên trong như người bệnh mắc phải các bệnh lý như dạ dày, viêm ruột, xoang… hoặc do quá căng thẳng hoặc stress gây ra.

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-suyen
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn?

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh hen suyễn

Dấu hiệu nhận biết của bệnh hen suyễn của từng người có thể khác nhau vì còn tuy thuộc vào diễn biến và mức độ bệnh mỗi người. Một số những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn như:

Ho khan kéo dài

Người bệnh sẽ thường bị ho vào thời điểm nữa đêm hoặc khi bệnh nhân làm việc gắng sức. Có trường hợp bệnh nhân chỉ có biểu hiện ho khan nên sẽ làm cho người bệnh nhầm lẫn với những bệnh khác và khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

Ho thường tệ hơn sau khi cười hoặc nằm. Và nó xuất phát từ ngực, chứ không phải từ họng.

Khó ngủ

Do vào thời điểm nửa đêm người bệnh cần phải gắng sức khi ngủ khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.

Điều này kéo dài trong một thời gian sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Co rút

Đây cũng là dấu hiệu hen suyễn của trẻ bị hen suyễn. Triệu chứng này sẽ xảy ra khi da và cơ ở vùng cổ co thắt lại hoặc bị hõm xuống khi thở.

Thở nhanh, khó thở

Người bệnh sẽ thường xuyên có các biểu hiện khó thở, không thở được. Khi thở nhiều người bệnh sẽ vã mồ hôi, nói năng trở lên khó khăn.

Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu hít thở liên tục trong khoảng 2 giây ngay cả khi đang nghỉ ngơi thì nên thông báo cho các bác sĩ chuyên kho biết để theo dõi kịp thời, tránh các biến chứng.

Nặng ngực: người bệnh sẽ có những cảm giác như vật nặng đè lên ngực. Biểu hiện này khá giống với biểu hiện khó thở.

Mệt mỏi khi vận động

Người mắc bệnh hen suyễn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện các hoạt động hoặc vận động thông thường. Sau khi vận động khoảng 5 – 20 phút sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, đau ngực hoặc khó thở.

Đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. 

Nếu bạn nghi ngờ mình bị hen suyễn do vận động thể thao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc để sử dụng trước khi bắt đầu tập.

Hay hắng giọng

Hắng giọng để giúp đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Đây cũng chính là một biểu hiện của bệnh hen suyễn.

Khó tiêu

Đây là một triệu chứng thầm lặng của những bệnh nhân mắc hen suyễn do hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày.

Ngoài ra các biểu hiện này cũng kích thích đường hô hấp, khởi phát các cơn hen cấp tính.

dau-hieu-nhan-biet-benh-hen-suyen
Bệnh hen suyễn thường xảy ra nhiều ở lứa tuổi trẻ em

3. Cách kiểm soát các cơn hen suyễn

Người bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa các cơ hen suyễn cấp tính theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như: khói thuốc lá, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm khí lạnh,...
  • Bên cạnh đó bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và thường xuyên vận động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe và chức năng của hệ hô hấp.
  • Cần sử dụng thuốc đường hít sớm và đúng cách. Nếu người bệnh không rõ thì nên hỏi trực tiếp hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng phù hợp là: 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 - 10 phút. Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Salbutamol hoặc Formoterol. Người có cơn hen suyễn nên dùng thuốc đường hít sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên vì để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng thấp.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Trường hợp người bệnh vẫn khó thở sau khi xịt hết 3 lần thuốc thì cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được điều trị triệt để.
  • Theo dõi thường xuyên các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và theo dõi được diễn biến của bệnh để từ đó có các liệu pháp điều trị cho phù hợp hơn.
  • Cách phòng ngừa tốt nhất là nên tiêm chủng phòng ngừa cúm mỗi năm.
  • Người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị bệnh ở những phòng khám, bệnh viện uy tín.

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội  cung cấp đầy đủ và chi tiết ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và tìm ra những phương pháp điều trị hen suyễn sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.