Người mắc bệnh bướu cổ bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đáng kể đến bệnh lý này. Vậy thì người bị bướu cổ kiêng ăn gì và nên ăn gì? Để biết rõ hơn những thông tin về bài viết này, mời các bạn theo dõi dưới bài viết!
1. Tìm hiểu về bệnh bướu cổ
Bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp, đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước, dưới thấp của cổ, áp vào các mặt bên của thanh quản và những vòng đầu tiên của khí quản.
Dấu hiệu nhận biết điển hình của tình trạng này là cổ sưng to: Người bệnh sẽ có cảm giác cổ họng đau, khó nuốt và còn khó thở. Sau khi quan sát qua gương thì thấy phần cổ sưng to bất thường. Ngoài ra thì giọng nói khàn, khi bướu cổ phát triển với kích thước lớn hơn sẽ chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây khó nói, khàn tiếng và đôi khi thay đổi cả giọng nói.
Bệnh bướu cổ thì thường do nguyên nhân là thiếu I - ốt trong chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó thì nữ giới có khả năng mắc u bướu cao hơn nam giới. Do người phụ nữ thường phải trải qua nhiều biến động về nội tiết hơn nam giới, có thể kể đến như quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, trong và sau khi mang thai, thời kỳ mãn kinh, thường xuyên căng thẳng lo âu… những thay đổi này sẽ tác động một phần không nhỏ tới hormone tuyến giáp, tích tụ trong thời gian dài và lâu dần sẽ phát bệnh.
2. Người bị bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
Đối với các trường hợp bị mắc bệnh bướu cổ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày để các triệu chứng của bệnh được cải thiện nhanh chóng và giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao. Chính vì thế bệnh nhân bướu cổ nên chú ý kiêng ăn một số thực phẩm sau:
Các thực phẩm có chứa goitrogenic
Những thực phẩm có chứa hợp chất như goitrogenic như sắn, đậu lima, ngô, măng và khoai lang… khi vào trong cơ thể người bệnh sẽ kìm hãm hoạt động của tuyến giáp. Do đó người bệnh nên tuyệt đối hạn chế dùng các thực phẩm chứa hợp chất nói trên.
Đồ ăn đã chế biến sẵn, đóng hộp
Tránh xa các đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp do các thực phẩm này thường chứa đậu tương, calo rỗng, chất béo phụ gia gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra các thực phẩm đóm còn chứa hàm lượng cao chất béo và đều không tốt cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Các loại rau họ cải
Đây cũng là nhóm thực phẩm mà người bướu cổ cần kiêng. Vì trong các loại rau họ cải này có chứa hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Những chất này sẽ sản xuất ra một chất phụ khác gọi là isothiocyanates gây bệnh bướu cổ bằng cách ngăn chặn cơ thể hấp thụ I - ốt và còn lấy đi một lượng lớn I - ốt cần thiết của tuyến giáp. Do đó các loại rau họ cải như: bắp cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng… sẽ làm cản trở những tác động tích cực mà I ốt tác động vào tuyến giáp.
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Nhóm thực phẩm này cũng có thể cản trở sự hấp thu i- ốt ở tuyến giáp, do một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… Tốt nhất nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ thì nên kiêng không ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành ít nhất là cho tới khi các kết thúc quá trình điều trị.
Ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc như: khoai mì, hạt kê… sẽ luôn luôn tồn tại những tác nhân gây bệnh bướu cổ và ngoài ra còn làm cản trở quá trình hấp thu I - ốt của cơ thể và làm ức chế hoạt động của tuyến giáp. Người bệnh nếu vẫn tiếp tục sử dụng một số loại ngũ cốc như đã nói ở trên sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các loại quả có chứa sắc tố
Những loại quả có chứa hợp chất flavon như cam, táo, lê, quýt, nho… khi vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit ferulic và axit glycero benzoic.. Đây chính là nguyên nhân gây ức chế chức năng của tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh bướu cổ ngày càng nghiêm trọng hơn.
2. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị bướu cổ
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Dược Chính Quy thì người bệnh cần biết cách chọn lựa thực phẩm một cách hợp lý vì chế độ ăn uống đóng vai trò thiết yếu trong quá trình điều trị căn bệnh bướu cổ. Cách đơn giản để hỗ trợ điều trị là cung cấp đủ lượng I - ốt cho cơ thể từ muối ăn. Ngoài ra nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn là nguồn cung cấp I - ốt như:
Hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp I - ốt tự nhiên vô cùng tuyệt vời. Nếu trường hợp bị thiếu I - ốt sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp nội tiết tố giáp trạng làm phình tuyến giáp và gây ra tình trạng bướu cổ. Do đó hãy thường xuyên ăn các loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò, hến… để cung cấp I - ốt cho cơ thể.
Rau, củ, quả
Các loại rau củ quả có màu vàng và xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, rau diếp… giàu Vitamin A. Nhóm thực phẩm này nếu được bổ sung hàng ngày vào thực đơn thì sẽ rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp thêm chất xơ, Vitamin và đặc biệt là chứa ít chất béo cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng rau củ quả thì nên chọn mua ở thực phẩm ở các địa chỉ, cửa hàng rau có uy tín.
Sữa chua và pho – mát
Những thực phẩm này rất giàu protein, vitamin, canxi và i-ốt, có ích cho người bướu cổ. Ngoài ra còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, tăng vị giác, giúp bệnh nhân bướu cổ ăn nhiều hơn.
Rong biển
Các thành phần có trong rong biển sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Bên cạnh đó Rong biển có tác dụng làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ. Bổ sung thêm thực phẩm có nhiều lợi ích này trong thực đơn của người mắc bệnh bướu cổ để hỗ trợ điều trị nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những cách chữa sốt rét và các phương pháp phòng tránh hiệu quả
- Thuốc Erlotinib: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu khi dùng thuốc
- Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì để không xảy ra tai biến nguy hiểm?
4. Cách chăm sóc bệnh nhân khi bị bướu cổ
Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường Vitamin A, các vi khoáng như i-ốt, selen, kẽm, magiê, các thực phẩm giàu Protein.
Tránh xa các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay, chiên, xào nhiều dầu mỡ…
Giữ cho tâm trạng luôn ổn định, tránh căng thẳng, nên lạc quan, vui vẻ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đọc sách, đi dạo… trong khi thời gian mắc bệnh để việc điều trị có kết quả tốt hơn.
Không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của thầy thuốc: Trong trường hợp tuyến giáp hoạt động bình thường và bướu không gây ra các triệu chứng gì ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên dùng thuốc. Không tự ý dùng thuốc tây hoặc đắp thuốc theo một vài bài thuốc dân gian vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.
Khám định kỳ sức khỏe: Xây dựng thói quen khám bệnh định kỳ để kịp thời chẩn đoán và điều trị các dấu hiệu khác của bệnh.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về dấu hiệu bị bệnh bướu cổ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp và có những liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, để các triệu chứng của bệnh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin để trả lời cho câu hỏi: Bị bướu cổ nên ăn gì? Hy vọng sau khi tham khảo người bệnh đã có thể tự xây dựng cho bản thân trong quá trình điều trị một chế độ dinh dưỡng phù hợp để đạt kết quả cao sau quá trình điều trị.