Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì để không xảy ra tai biến nguy hiểm?


Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh mãn tính, do nguyên nhân chủ yếu là chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa điều độ gây ra. Vì vậy việc kiểm soát bệnh mỡ máu cũng trở lên đơn giản hơn bằng cách thay đổi những thói quen ăn không tốt. Vậy bị nhiễm mỡ máu nên kiêng gì và ăn gì?

Tìm hiểu chung bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ chính là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol  (LDL), trigliceride.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bệnh máu nhiễm mỡ là những người có trọng lượng cơ thể quá cao, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.

Tình trạng bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả những người gầy tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ ít hơn những người béo phì. Mặc dù vậy nhưng nếu chế độ ăn uống không lành mạnh, tốt nhất người gầy không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm.

Nhiều người bệnh chủ quan không điều chỉnh chế độ ăn khi nồng độ máu nhiễm mỡ còn thấp và nghĩ rằng bệnh lành tính. Những đã sai lầm bệnh có thể gây ra các biến chứng: đái tháo đường, hội chứng thận hư, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu.

Lượng máu nhiễm mỡ tăng cao sẽ liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của bạn và gia đình để tình trạng được nhanh chóng cải thiện.

Xem thêm các bài viết liên quan

mo-mau-cao
Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Trường hợp bị máu nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn da và mỡ động vật: Tránh ăn mỡ động vật như mỡ lợn, bơ, mỡ bò và kem sữa bò để giảm cholesterol trong máu. Chế độ ăn chỉ nên cung cấp 30% calo từ chất béo. Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo no, những chất dễ làm tắc động mạch.
  • Không nên ăn các thức ăn xào, rán, đồ nhiều dầu mỡ: Những đồ ăn nhanh, bơ thực vật, các đồ chế biến sẵn, đóng hộp có chứa một hàm lượng lớn axit béo trans do đó có nguy cơ cao làm tăng lượng cholesterol máu.
  • Không ăn các chất giàu đạm, khó tiêu: Nên giới hạn lượng thịt đỏ, chỉ ăn khoảng 255g/ tuần. Các loại thịt đỏ như bò, ngựa, trâu, cừu có chứa nhiều cholesterol, nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng mỡ máu.
  • Hạn chế trường hợp ăn vào thời điểm tối muộn các thức ăn nhiều đạm. Như vậy sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa và hàm lượng cholesterol đọng trên thành mạch nhiều dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc các chất kích thích: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Lạm dụng các chất kích thích sẽ khiến lượng cholesterol xấu tăng cao, lâu ngày tích tụ trong thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp đường dẫn máu gây thiếu máu cơ tim và não. Từ bỏ hoặc hạn chế rượu bia, thuốc lá là cách tốt nhất ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…
  • Không nên ăn các loại trái cây có quá nhiều năng lượng: Các loại trái cây gây khó tiêu và chứa nhiều năng lượng như mít, sầu riêng sẽ không tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ.

Bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

  • Ăn cá vài lần/ tuần để thu nhận axit béo hệ Omega – 3 để bảo vệ tốt hệ tim mạch. Các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu… là những loại cá có chứa nhiều axit béo loại này.
  • Bổ sung thêm lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Một số những chất xơ hòa tan như gạo lức, hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái câu sẽ làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể. Các loại rau tươi, màu xanh đậm: Súp lơ, cải xanh, rau muống, hoặc như khổ qua, cà chua, dưa gang giúp làm mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
  • Cần bổ sung đủ axit folic: Trường hợp thiết hụt hàm lượng này sẽ khiến cho hàm lượng homocystein tăng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. Việc nạp axit folic có thể thông qua việc ăn các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng hoặc mầm lúa mì.
  • Nên sử dụng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu oliu thay cho mỡ động vật, như vậy sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Dùng thảo dược dược để ổn định mỡ máu: Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng ổn định mỡ máu như táo mèo, giảo cổ lam, lá sen… Đây là những thảo dược quý sẵn có trong dân gian, được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

Danh sach một số những thực phẩm nên ăn và có tác dụng hạ mỡ máu rất an toàn và hiệu quả

- Giá đỗ

Bản thân hạt đỗ xanh đã là một trong những thực phẩm giảm Cholesterol rất hiệu quả. Giá đỗ là kết quả của việc lên mầm từ đỗ xanh và có hàm lượng Vitamin C cao gấp 6 – 7 lần so với hàm lượng ban đầu có trong đỗ xanh. Theo như các bạn đã biết thì hàm lượng Vitamin C có tác dụng thúc đẩy Cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

Bên cạnh đó trong giá đỗ có chứa chất xơ sẽ làm thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể và giảm thấp mức cholesterol bằng cách kết hợp giữa chất xơ với cholesterol sau đó chuyển hóa thành axit cholic và bài trừ ra bên ngoài  cơ thể.

mau-nhiem-mo
Giá đỗ là một thực phẩm có rất nhiều lợi ích cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

- Táo

Trong táo có chứa thành phần Pectin, một loại chất xơ có thể tan trong nước và có thể kết hợp đồng thời với acid mật hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó thành phần này còn được dùng để kết hợp với các chất khác như Vitamin C,  đường để giảm thấp cholesterol, làm tăng tác dụng giảm mỡ hiệu quả.

- Bí đao

Bí đao là một loại quả không chứa chất béo có tác dụng lợi tiểu.

Bên cạnh đó còn giúp khử chất mỡ thừa trong cơ thể và hạ mỡ máu nhờ vào chất axit malonic.

- Rau diếp

Trong rau diếp có chứa một hàm lượng lớn xenlulo. Đây là một thành phần không bị hấp thụ khi vào cơ thể nó làm cho cơ thể có cảm giác no bụng và giảm bớt việc hấp thu thức ăn vào cơ thể và đẩy những độc tố ở trong ruột khác ra ngoài cơ thể.

Duy trì ăn rau diếp thường xuyên sẽ giúp hạ mỡ máu, hạ đường và phòng ngừa chứng u ở ruột.

Những người bị mỡ nhiễm máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Hoặc có thể sử dụng đến thuốc để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nào cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ và tuân thủ đúng theo những chỉ định của họ.

mau-nhiem-mo
Có cách nào để xác định người bệnh bị mắc máu nhiễm mỡ?

Cách nào để phát hiện mỡ máu cao

Ở giai đoạn đầu của tình trạng này thường sẽ không có biểu hiện cụ thể. Nếu để phát hiện bệnh sớm thì cần xét nghiệm máu thường xuyên. Để xét nghiệm máu có kết quả chính xác cần nhịn đói tối thiểu 8 tiếng.

Những đối tượng ở trường hợp béo phì, ít vận động, mắc tiểu đường, hút thuốc lá… hoặc ở độ tuổi trên 40 tuổi thì nên đi khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Theo Cao Đẳng Y Dược Hà Nội thì một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh mỡ máu đơn giản và an toàn là nên kiểm soát cân nặng bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tập luyện thể thao sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm cholesterol xấu trong máu. Tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, không cần vận động với cường độ mạnh vì như vậy chưa chắc đã có hiệu quả bằng tập đúng cách.

Thông tin về máu nhiễm mỡ nên ăn gì đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết ở trên bài viết. Sau bài viết mong rằng bạn đọc sẽ có chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì người bệnh nên hỏi trực tiếp những bác sĩ chuyên khoa để có các giải đáp chính xác.