Rối loạn tiền đình là căn bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về những biểu hiện của rối loạn tiền đình để từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời.
Hệ thống tiền đình là nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng có tác dụng duy trì tư thế thăng bằng, dáng đi đứng, phối hợp cử động mắt và nhiều bộ phận khác.
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa từng người. Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não vì có triệu chứng ban đầu tương đối giống.
- Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại chính
- Rối loạn tiền đình ngoại biên
Đây là rối loạn do tổn thương phần tai trong gây ra hoặc do dây thần kinh tiền đình: viêm tai xương chũm mãn tính, nhiễm độc thuốc gây tổn thương… Đặc biệt loại bệnh này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi thay đổi tư thế đột ngột sẽ bị chóng mặt. Tuy nhiên dạng bệnh này lành tính.
- Rối loạn tiền đình trung ương
Bệnh sẽ xảy ra do có sự tổn thương nhân tiền đình hay đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân của tình trạng này là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng. Sẽ dễ gặp tình trạng này ở bệnh nhân mắc tiền sử các bệnh lý như thoái hóa cột sống làm chèn ép mạch máu, xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình cụ thể như sau:
- Người bệnh thường xuyên phải làm việc và học tập trong trạng thái căng thẳng.
- Phụ nữ thiếu máu sau khi sinh hoặc trong trường hợp phải phẫu thuật hoặc chấn thương mất nhiều máu. Hoặc cũng có thể do một nguyên nhân nào đó mà bị mất nhiều máu.
- Có các triệu chứng huyết áp thấp làm cho máu không đủ để lưu thông lên não.
- Do bạn bị rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng nhiều đến vị trí tai trong hoặc não.
Bên cạnh những nguyên nhân ở trên thì còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Độ tuổi: Người lớn tuổi sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt và cảm thấy không thể giữ thăng bằng. Hoặc do khả năng dung nạp thuốc kém, do đó khi sử dụng một vài loại thuốc có thể gây ra chóng mặt.
- Tiền sử bị chóng mặt: trước đây nếu bạn đã từng có lúc gặp các triệu chứng như chóng mặt, khó giữ thăng bằng thì trong tương lai chắc chắn bạn sẽ gặp lại các biểu hiện đó.
- Yếu tố từ bên ngoài như môi trường sống. Làm việc ở những nơi quá ồn, thời tiết thay đổi mùa khó chịu. Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở những người phải hoạt động trí óc nhiều như dân văn phòng. Do những đối tượng này thường ngồi nhiều, ít vận động khiến cho tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não và dễ bị rối loạn tiền đình.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, stress.
2. Những triệu chứng nhận biết của rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình có các biểu hiện nhận biết bệnh rất rõ ràng do đó có thể căn cứ và đây để đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm, cụ thể như:
- Chóng mặt, quay cuồng: đây là triệu chứng ban đầu của rối loạn tiền đình mà bệnh nhân sẽ gặp phải khi mắc bệnh rối loạn tiền đình. Dấu hiệu này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mọi vật xung quanh đều bị chao đảo. Trường hợp nghiêm trọng thì không thể ngồi dậy và chỉ nằm 1 chỗ.
- Chóng mặt thường đi kèm với tình trạng nôn, đổ mồ hôi, mắt mờ do khi này hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
- Mất cân bằng và mất định hướng không gian: do toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị tắc nghẽn dẫn đến người bệnh gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, cảm giác người lâng lâng như người say rượu.
- Mất ngủ: đây cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiền đình. Triệu chứng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể tập trung làm việc.
- Ngất xỉu: khi xuất hiện các triệu chứng nói trên mà chưa kịp thời xử lý hoặc điều trị thì sẽ khiến cho người bệnh gặp phải hiện tượng mất ý thức hoặc ngất xỉu. Nguyên nhân là do giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim gây nên.
- Ngoài các triệu chứng nói trên người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến thính giác, thị giác
Để xác định đúng bệnh, điều trị kịp thời, tránh điều trị sai bệnh thì ngay khi có những triệu chứng như đi đứng không vững, chóng mặt, ù tai cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Lưỡi bị đen là bệnh gì? Cách kiểm soát tình trạng đó như thế nào?
- Nguyên nhân bị thủy đậu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh
- Đau rát cổ họng nên làm gì để nhanh khỏi?
3. Các kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh
Kỹ thuật chẩn đoán
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của người bệnh để đưa ra chỉ định dùng kỹ thuật chẩn đoán nào cho phù hợp. Những kỹ thuật chẩn đoán được dùng phổ biến hiện nay như:
- Ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG): Kỹ thuật này được thực hiện nhằm kiểm tra xem có bất kì tổn hại hay vấn đề gì ở tai trong, não, hoặc dây thần kinh nối giữa hai vùng đó hay không. Từ đó đánh giá khả năng của mắt, tai trong và não hỗ trợ bạn giữ cân bằng và vị trí.
- Xét nghiệm xoay vòng: Xét nghiệm sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt nhằm đánh giá hoạt động của mắt.
- Xét nghiệm âm ốc tai:Cách thực hiện của phương pháp này là do sự đáp ứng của các tế bào tóc với nhiều các cú nhấp được tạo ra bởi một chiếc loa nhỏ chèn vào trong ống tai.
- Chụp cộng hưởng từ: kỹ thuật hiện đại bậc nhất hiện nay thực hiện bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chất lượng nhằm cắt ngang các mô cơ thể được quét. Đặc biệt MRI não có thể xác định được nguyên nhân gây chóng mặt hoặc ngất.
Các phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị của từng bệnh nhân sẽ không giống nhau do bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người. Theo Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội, một số các phương pháp được dùng để điều trị rối loạn tiền đình như:
- Thuốc
Việc sử dụng thuốc trong điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của những người có năng lực chuyên môn để không xảy ra các phản ứng phụ của thuốc và nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh. Thường sẽ dùng thuốc khi người bệnh đang ở trong giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục). Bác sĩ sẽ theo mức độ bệnh tình của bạn để chỉ định dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc Piragink, dạng viên uống. Liều lượng sử dụng 2 viên/ ngày. Kết hợp điều trị với thuốc betaserc 16mg, liều lượng sử dụng 2 viên/ ngày. Duy trì điều trị trong 5 - 7 ngày sau đó giảm liều lượng cho các ngày tiếp theo và kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng.
- Thuốc Tanganil 500mg hoặc sibelium kèm với thuốc Piragink, liều lượng sử dụng 2 lần/ ngày, duy trì điều trị trong khoảng 5 - 7 ngày.
- Sử dụng liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Đây là phương pháp sử dụng các bài tập ở những vị trí như đầu, cơ thể và mắt. những bài tập này người bệnh sẽ được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn với tác dụng rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ rối loạn tiền đình trở nặng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic (rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, đậu trắng, lạc…), thực phẩm giàu chất xơ (ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi), bổ sung thêm các Vitamin tự nhiên hoặc dạng uống để tăng sức đề kháng.
- Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng, thức ăn có chứa nhiều muối. Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên
- Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
- Phẫu thuật
- Trong trường hợp người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị ở trên không mang lại hiệu quả như mong muốn thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Trên đây là những triệu chứng của rối loạn tiền đình, nguyên nhân và cách chữa. Hy vọng với những thông tin vài viết này sẽ giúp các bạn phát hiện sớm bệnh có có cách chữa thích hợp nhất. Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y khoa. Nếu bạn bị rối loạn tiền đình hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.