Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

18/11/2019 Người đăng : Trần Thị Mai

Không phải người mẹ nào cũng biết cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa. Trong trường hợp nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy theo dõi bài viết dưới để có được những cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa.

Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở làm cho sữa tràn vào khí quản, phế quản và có thể chui vào tận các phế nang gây ra tắc nghẽn các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, dẫn đến trẻ bị thiếu Oxy do tắc nghẽn đường hô hấp.

1. Tìm hiểu chung về tình trạng sặc sữa của trẻ

Nguyên nhân do  đâu khiến trẻ bị sặc sữa

Hiện tượng sặc sữa sẽ xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thường do khả năng kiểm soát các van đóng mở ở cổ họng thông lên mũi trẻ sơ sinh còn quá yếu. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác làm trẻ dễ bị sặc sữa hơn như:

  • Do mẹ cho trẻ bú không đúng thư thế hoặc trẻ bú khi đang khóc hoặc cười, ho.
  • Trẻ vừa ngủ vừa bú và không nuốt sữa kịp khiến cho sữa trào lên mũi, khí quản và gây sặc.
  • Trường hợp trẻ quá đói nên bú nhanh dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị sặc sữa

Khi bị sặc sữa trẻ sẽ thường có các triệu chứng:

  • Trẻ bỗng nhiên bị ho sặc sụa, tím tái sau khi ăn.
  • Có những trẻ sẽ bị xuất hiện sữa trào ra mũi, miệng.
  • Trẻ mất bình tĩnh, da xanh tái hoặc toàn thân có thể bị co cứng.
  • Nghiêm trọng hơn có thể bị ngừng thở.
cach-xu-ly-khi-tre-bi-sac-sua-len-mui
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng gặp khá phổ biến

Trẻ bị sặc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Ở trường hợp sặc nhẹ và với tần suất ít thì không có gì đáng nguy  hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra nhiều thì cần lưu ý và theo dõi thường xuyên nếu trẻ có dấu hiệu thở khó khăn.

Nếu tần suất sặc sữa diễn ra càng nhiều sẽ khiến cho trẻ bị đau nhức mũi, gây kích ứng mũi.

Trẻ sẽ hốt hoảng, mất bình tĩnh và khó chịu, quấy khóc dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt đời thường và tâm lý lâu dài của trẻ.

Bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị sặc sữa và có những trường hợp bị ngạt thở khi sặc sữa.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi

Khi gặp phải trẻ có các biểu hiện của sặc sữa lên mũi thì cần làm theo các bước dưới đây:

Đặt bé ngồi ngay ngắn dậy.

Cho bé ngồi thẳng lên khi sặc sữa sẽ để bé ho và phun sữa ra.Nếu thấy trẻ vẫn ho ra được thì khi đó là đường thở chỉ bị tắc chút xíu.

Lau sạch sữa ở miệng và các bộ phận khác.

Hút sữa

Trẻ sẽ có các triệu chứng tím tái thì ngay lập tức các mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng trẻ ra ngay lập tức. Bước sơ cứu đầu tiên này rất quan trọng trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến.

Người lớn có thể ngay lập tực dùng miệng hút sữa ra cho trẻ. Sau đó cần giúp trẻ thở ra bằng cách véo vào trẻ.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-sac-sua-len-mui
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Dốc ngược trẻ lên và vỗ nhẹ

Sau khi thực hiện bước thứ 2 mà trẻ vẫn khó thở, da tím tái nên dốc ngược bé lên.

Thực hiện đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, sau đó vỗ nhẹ vào lưng 5 cái một. Lật bé ngược lại xem đã thở lại bình thường được chưa.

Ấn ngực

Tiếp tục cách xử lý khi bé bị sặc sữa bằng phương pháp ấn ngực ấn ngực, nếu trẻ vẫn chưa thở lại bình thường sau khi sơ cứu bằng cách dốc ngược trẻ lên và vỗ.

Cách này được thực hiện như sau: đặt bé nằm ngửa ra và một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để giúp bé hít thở đều.

Đưa đi cấp cứu

Trong trường hợp trẻ vẫn khó thở thì thực hiện lại các bước lần lượt ở trên trong suốt quá trình đưa bé đi cấp cứu.

3. Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa lên mũi

Để hạn chế tới mức tối đa các biểu hiện của triệu chứng sặc sữa thì các mẹ nên lưu ý:

  • Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi đang khóc hoặc ho, trẻ đang ăn hoặc đang chơi đùa, vì miệng ngậm vú sữa chảy trẻ sẽ không kịp nuốt điều này sẽ khiến sữa chảy vào đường thở và rất dễ bị sặc.
  • Thay đổi núm vú sao cho lỗ có độ to nhỏ phù hợp hơn với ngày tuổi của trẻ.
  • Không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói khi bú.
  • Thay đổi tư thế cho trẻ bú sữa, không nên để cổ của bé bị gập hoặc ngửa cổ, mẹ cần bế em bé trong tư thế cao đầu thoải mái nhất.
  • Đối với những trẻ  bú sữa mẹ thì nếu sữa mẹ về quá nhiều thì mẹ cần dùng 2 tay ngăn đầu vú lại để ngăn sữa khi trẻ đang bú.
  • Với trẻ vừa bú xong cần bế trẻ một lúc cho đến khi nghe tiếng ợ của trẻ mới được đặt trẻ nằm xuống

Những cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa và cách phòng tránh. Hy vọng thông qua bài viết của Cao Đẳng Dược Chính Quy Hà Nội, các mẹ sẽ có kiến thức để xử lý kịp thời với trường hợp trên và biết cách phòng tránh hiệu quả. Để đảm bảo không có những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tự trang bị cho mình kiến thức về các cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa.

tin cùng chuyên mục
Những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù về công việc khác nhau nhất là những ngành liên quan đến sức khỏe con người. Người học cần xác định rõ ràng xem mình có phù hợp để theo đuổi ngành đó không. Vậy những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Có phải cứ đau bụng là dùng thuốc Alverin? Có phải cứ đau bụng là dùng thuốc Alverin? Alverin là một loại thuốc được sử dụng mỗi khi người bệnh lên cơn đau thắt dạ dày hay các triệu chứng đau bụng khác. Tuy nhiên sử dụng thuốc Alverin như thế nào mới đúng cách? Cần đề phòng những tác phụ nào khi dùng thuốc? Thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị bệnh gì? Thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị bệnh gì? Dược sĩ cho biết thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị các triệu chứng như ho, sốt, cảm cúm, cảm lạnh, đau vai, đau khớp, chảy nước mắt, nước mũi, dị ứng, sốc phản vệ, đau bụng kinh Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì? Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì? Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp ở tất cả các lứa tuổi. Biểu hiện bằng tình trạng ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nước. Người bệnh cần được điều trị sớm để tránh tình trạng bị nặng khó chữa. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp Viêm tụy cấp là tình trạng dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng đột ngột trong một thời gian ngắn dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến thường có liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp.