Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những dấu hiệu của suy thận và cách điều trị bệnh


Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm có rất nhiều triệu chứng nhưng khi bạn không nắm rõ những kiến thức về bệnh thì rất khó để phát hiện bản thân có bị mắc bệnh hay không. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về các dấu hiệu của suy thận. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. Bệnh suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là tình trạng thận mất đi chức năng đào thải chất độc từ trong cơ thể ra ngoài, suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận mang tính tạm thời, cấp tính của cả 2 thận. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng nước, điện giải, tăng huyết áp, rối loạn cân bằng kiềm, thiểu niệu hoặc vô niệu.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc suy thận cấp

  • Tuổi cao, bệnh mạn tính đi kèm: Người tuổi cao chức năng hoạt động của thận để đào thải các chất độc hại dư thừa ra bên ngoài cơ thẻ bị suy giảm. Nhất là khi trong cơ thể có sẵn các loại bệnh khác như đái đường, suy gan mãn tính...

  • Sử dụng thuốc điều trị các bệnh như hạ huyết áp, tiêu cơ vân... không đúng cách trong thời gian dài cũng là nguy cơ gây ra bệnh suy thận cấp.

  • Trong gia đình bạn nếu như có tiền sử bị mắc bệnh thận sẽ khiến cho bạn có nguy cơ bị suy thận cao hơn bình thường.

  • Bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường cũng có nhiều khả năng gây ra bệnh suy thận cấp.

benh-suy-than
Huyết áp cao cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp

2. Các triệu chứng để nhận biết bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp phát triển theo 4 giai đoạn do đó triệu chứng ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Triệu chứng của từng giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn mà nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ít gây nguy hiểm nhất với người bệnh.

Ở giai đoạn này các triệu chứng chưa xuất hiện nhiều và cũng không rõ ràng khiến cho người bệnh khó khăn trong việc nhận biết bệnh.

Tuy nhiên vẫn có các triệu chứng như mệt, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần, vô niệu trong 24 giờ đầu của bệnh.

Giai đoạn 2:

Bước sang giai đoạn này tức là thận đã bắt đầu bị suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận ảnh hưởng 40–50% với thận khỏe mạnh.

Bệnh thận cấp có thế được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn 1 và 2 giai đoạn thiểu niệu, vô niệu: toàn phát với các triệu chứng nặng và các biến chứng có thể tử vong.

Giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn nguy hiểm, dễ xảy ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong

Các triệu chứng cả giai đoạn này:

  • Chân và tay sưng tấy

  • Đau lưng

  • Rối loạn đường tiểu tiện

  • Bệnh lý xương khớp, thiếu máu, cao huyết áp

  • Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa , táo bón hoặc ỉa chảy.

  • Tăng huyết áp thường gặp ở các bệnh viêm cầu thận, còn lại là do lạm dụng dịch truyền gây ứ nước, muối, tăng huyết áp nặng, gây phù phổi, phù não.

  • Thiếu máu: Thường xuất hiện sớm nhưng không nặng lắm, khi có thiếu máu nặng thì cần nghĩ đến nguyên nhân suy thận cấp là do xuất huyết nặng kéo dài hoặc bệnh có suy thận mạn trước đó.

Giai đoạn 4: 

Đây là giai đoạn phục hồi của các giai đoạn trước. Thời gian phục hồi sẽ trong khoảng từ 2 - 6 tuần.

Đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu khác trong cơ thế. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả của xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết... để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Qúa trình điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau vì còn tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh của từng người.

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận

Thuốc sẽ là phương pháp đầu tiên được chọn lựa để điều trị cho bệnh nhân suy thận cấp. Hoặc với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của các phẫu thuật để  ghép thận. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc: Nhóm thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ngăn ngừa rối loạn toan kiềm natri bicarbonat, thuốc chống tăng allopurinol hoặc aciduri huyết colchicin,... Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Đối với trẻ em, liều dùng cũng được dựa trên trọng lượng. 

  • Ghép thận: Ghép thận hoặc cấy ghép thận là của một người vào một bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối.. Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái). Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu thận ghép bị hỏng.

benh-suy-than-cap
Các món ăn cần hạn chế muối để thận không phải làm việc quá sức

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận cần được thực hiện nghiêm túc vì dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của bệnh:

Ăn nhạt

Muối chỉ nên dùng 1-2g/ngày. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Khi ăn nhạt thường rất khó ăn, người bệnh cần cố gắng và kiên trì và thay đổi thực đơn thường xuyên cho đỡ bị chán nản khi đến bữa ăn. Nên ăn các loại rau, quả ít kali là bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt, mận. Nếu không muốn nhanh hỏng hết hai quả thận thì chúng ta nên dừng ngay thói quen ăn mặn lại đi nhé, nhất là vào buổi sáng.

Kiểm soát nước

Khi thận bị suy, chức năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu mất đi. Kiểm soát lượng nước vào cơ thể bao gồm ăn nhạt để hạn chế uống nước, cân hàng ngày để đánh giá đúng lượng nước thừa. Nếu không kiểm soát tốt lượng nước khi cơ thể đã yếu sẽ dẫn đến một số căn bệnh khác như: tăng huyết áp, phù phổi cấp, gây chứng khó thở, tràn dịch các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim... Bệnh nhân suy thận cấp nên tính lượng nước sử dụng mỗi ngày để kiểm soát tốt nhất lượng nước vào trong  cơ thể. 

Hạn chế dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn

Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng không chì gây hại cho thận mà còn có thể gây hại cho các bộ phận khác của đường tiêu hóa. Hạn chế cho cơ thể hấp thu những thức ăn này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận rất cao.

Không nên uống các loại nước chứa cồn: Hạn chế tối đa nhất các đồ uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri.

Những thông tin về dấu hiệu của suy thận được Cao Đẳng Điều Dưỡng Chính Quy cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo người bệnh, nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác  sĩ để mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh.