Sau cả ngày mệt nhoài với công việc, học tập nhưng đến giờ nghỉ ngơi thì bạn gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cách ngủ nhanh và sâu nhằm tái tạo năng lượng. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo!
Chuyện để ngủ nhanh và sâu không phải ai muốn là cũng thực hiện được. Do bản thân mỗi người còn những suy nghĩ, lo lắng hoặc tư thế không được thoải mái khi đi ngủ… nhiều nguyên nhân khác làm cho chúng ta khó vào giấc ngủ được.
Hướng dẫn cách ngủ nhanh và sâu
Có thể nói rằng việc đầu tiên chúng ta cần làm là không tập thể dục gần với giờ đi ngủ vì việc này sẽ làm cho thân nhiệt tăng lên gây ra khó ngủ. Bên cạnh đó không nên xem tivvi, dùng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trong khoảng 30 phút trước khi ngủ. Vì ánh sáng từ các thiết bị đó sẽ khiến cho não nhầm tưởng là ban ngày nên rất khó để đi vào giấc ngủ. Cụ thể như:
Giữ cơ thể luôn ở trạng thái thoải mái
Hãy cho phép những suy nghĩ của chúng ta một cảm giác thật thoải mái, luôn hình dung và tưởng tượng về điều tươi đẹp, bình yên để dễ ngủ hơn.
Hoặc bạn cũng có thể ngồi thiền trước khi đi ngủ, với các thao tác nhẹ nhàng, tĩnh tâm sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
>> Xem thêm các tin khác
- Bệnh Cúm gia cầm (H5N1) và các biện pháp phòng ngừa
- Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?
- Còn ống động mạch (pda) - bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sinh non
Đếm chậm rãi nhằm hạn chế các suy nghĩ đang có trong đầu
Hãy tự đếm trong đầu các số thứ tự lần lượt từ 1 trở đi để những suy tư, phiền muộn khác không còn xuất hiện trong đầu nữa.
Bạn cũng có thể đếm ngược từ số lớn trở xuống, đếm theo cách nào là tùy ý thích của mỗi người. Tuy nhiên những con số sẽ giúp bạn thành công trong hành trình có giấc ngủ ngon.
Hạn chế lượng Caffein
Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Ban ngày có thể caffein sẽ làm cho bạn trở nên tỉnh táo hớn trong công việc cũng như học tập.
Tuy nhiên bạn chỉ nên uống vào buổi sáng sớm, hạn chế tới mức tối đa sử dụng caffein vào buổi chiều và tối. Vì nó sẽ làm cho giấc ngủ của bạn gián đoạn, không tròn giấc.
Cân đối thời gian ngủ trưa
Nếu bạn là người có thói quen ngủ nướng hoặc ngủ quá nhiều vào buổi trưa thì sẽ bị khó ngủ vào ban đêm.
Tốt nhất bạn nên xây dựng thời gian ngủ hợp lý hơn như 1 ngày cần ngủ đủ ít nhất là 8 tiếng. Hãy ngủ sớm trước 23 giờ đêm và thức dậy vào buổi sáng ngày hôm sau sớm. Mỗi ngày chỉ nên dành 10 - 20 phút ngủ trưa để giúp cơ thể nghỉ ngơi và cải thiện trí nhớ tốt.
Ngâm chân đúng cách để ngủ nhanh và sâu
Ngâm chân có rất nhiều công dụng trong đó sẽ giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ, giúp dễ ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cách này rất đơn giản và nó an toàn với mọi lứa tuổi.
Có rất nhiều bài thuốc ngâm chân giúp ngủ nhanh và sâu hơn như: ngâm chân nước nóng với giấm, ngâm chân với muối, ngâm chân với nước gừng tươi… mỗi ngày sau khi đã xong hết công việc bạn hãy thực hiện ngâm chân vào chậu nước ấm trong khoảng 20 phút để cho hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não để giúp phục hồi sức khỏe và đặc biệt là ngủ ngon giấc.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Theo các chuyên gia về lĩnh vực này thì có những nhóm thực phẩm như hạt điều, cá bơn, hạnh nhân, củ đậu, rau xanh… sẽ có tác dụng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Nên để cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc bạn cần có một chế độ ăn phù hợp như tăng cường rau xanh, các loại quả tốt cho sức khỏe.
Cùng với đó nên tránh dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C vào buổi tối để tránh bị mất ngủ như cam, bưởi, chanh, ổi…
Thả lỏng cơ thể
Từ từ thả lỏng cơ thể từ các đầu ngón chân rồi đến toàn bộ nhóm cơ lân cận. Hít vào khi bạn vươn tay vươn chân căng toàn bộ cơ thể trong 5 giây, sau đó hình tượng sự căng cơ đó từ từ thoát khỏi cơ thể khi bạn đang thả lỏng lại cơ thể.
Thả lỏng và thư giãn cơ thể trong khoảng 10 giây, tiếp đó căng ra rồi thả lỏng phần chân. Cứ tiếp tục thực hiện ở từng nhóm cơ bắp, chân, đùi, cả phần thân cơ thể dưới rồi tiếp đến phần trên cổ, đầu…
Không quan tâm đến tiếng ồn bên ngoài
Các loại tiếng ồn như còi xe, tiếng xe cộ đi lại sẽ khiến cho bạn rất khó để đi vào giấc ngủ thì thay vào đó là những tiếng ồn như nghe đài phát thanh hoặc các chương trình tin tức nào đó mà bạn không quan tâm để giúp loại bỏ những tiếng ồn và các lo nghĩ trong đầu. Trên thực tế tiếng ồn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chìm vào giấc ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ của mỗi người.
Có đôi khi nghe một chương trình phát thanh sẽ giúp bạn thả lỏng tinh thần và làm chúng ta phân tâm. Tuy nhiên chỉ nên theo dõi những chương trình có âm thanh nhẹ nhàng và không bị quá ám ảnh, không coi các chương trình khiến bạn mê mẩn quá và cố gắng để thức xem cho đến hết.
Thở sâu bằng bụng chậm để ngủ ngon hơn
Đây chính là phương pháp thư giãn sâu các cơ bắp để giúp giải phóng căng thẳng. Các chuyển động này sẽ thúc đẩy toàn bộ cơ thể và được nhiều các chuyên gia về lĩnh vực này khuyên dùng.
Cách thực hiện: đặt tay bạn lên bụng, đếm theo thứ tự từ 1 đến 4. Hãy hít thở sâu khi đếm đến 4. Bụng phình lên thì bạn cố gắng giữ ngực ở nguyên trạng thái khi thở ra nhé các bạn. Tiếp đến vẫn tiếp tục nín thở khi đếm đến 7 rồi thở ra từ từ nếu bạn đã đếm đến số 8.
Bạn nên kiên trì tập luyện thường xuyên, đều đặn vào các buổi tối để có được giấc ngủ nhanh và sâu.
Một số lưu ý để có thể ngủ nhanh chóng
Nếu các bạn đã thử những phương pháp ở trên mà vẫn không thể ngủ trong khoảng 1 – 2 phút hoặc lâu hơn thì bạn cần chú ý một số điều dưới đây để có giấc ngủ ngon hơn:
- Trước khi đi ngủ hãy tắm với nước ấm. Nó giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Việc làm này sẽ giúp bạn làm chậm quá trình trao đổi chất, đây là lý do mà giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
- Cất kỹ đồng hồ và không cần quan tâm là mấy giờ để dễ đi vào giấc ngủ.
- Cần có môi trường ngủ rộng rãi, thoáng mát, hãy mở tất cả các cửa sổ để phòng ngủ thoáng mát hơn.
- Khi đi ngủ cần ấm chân nên hãy đi tất trước khi lên giường ngủ.
- Đặt điện thoại cách xa giường ngủ.
- Sử dụng các loại xông tinh dầu bạc hà, oải hương, hoa cúc, chanh sả… để tạo một phòng ngủ có những hương thơm thư giãn.
- Ăn bữa tối sớm để không gây kích ứng dạ dày khi đi ngủ.
Việc ngủ không đủ hoặc không ngon giấc sẽ gây ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Do đó nếu tình trạng này kéo dài trong suốt một thời gian dù đã áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ giấc ngủ khác thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra mất ngủ.
Những thông tin trên đây được các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ nhằm giúp các bạn tổng hợp những cách ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn biết rõ hơn các thông tin này thì hãy theo dõi bài viết tiếp theo cùng chuyên mục nhé!
Chúc các bạn luôn có giấc ngủ ngon để luôn khỏe mạnh!