Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhồi máu não có nguy hiểm không? Có những cách nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?


Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh nhồi máu não ngày càng cao, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nhồi máu não là căn bệnh mang lại nhiều di chứng lâu dài cho người mắc phải. Một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm cần tránh.  Vậy cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời bên dưới bài viết nhé bạn đọc!

Nhồi máu não là tình trạng bệnh xảy ra do não không đủ lượng máu để hoạt động. Bệnh thường xảy ra khi các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ ra bên ngoài thành mạch.

Đây cũng chính là một dạng của đột quỵ não (tai biến mạch máu não) do cục máu đông làm cản trở đến quá trình cung cấp máu và oxy lên não làm cho các tế bào chết đi và gây tổn thương đến mô não.

Nhồi máu não chiếm khoảng 80% trong tổng số các ca đột quỵ não. Bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay những người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này.

1. Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Một số các tác nhân chủ yếu gây bệnh nhồi máu não như:

- Do huyết khối ở phần động mạch não: quá trình xuất phát từ các tổn thương thành mạch, tiếp đến tổn thương đó sẽ dần lớn lên làm tắc hoặc gây hẹp động mạch não.

- Do tắc mạch: hệ thống tim mạch là nơi khởi nguồn của cục tắc (từ tim hay mẳng xơ vữa), theo hệ thống tuần hoàn lên não đến nơi động mạch hẹp thì sẽ nằm lại và gây tắc mạch.

- Những người có tiền sử mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường… có thể làm tắc các mạch máu nhỏ trong não.

- Ngoài những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố khác có khả năng gây ra bệnh nhồi máu não như:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc người gián tiếp hít phải khói thuốc lá.
  • Chế độ dinh dưỡng có chứa quá nhiều Cholesterol, ít ăn rau, ăn quá nhiều đồ mặn và ngọt.
  • Người thường xuyên có các triệu chứng tăng huyết áp.
  • Lười vận động, thể dục thể thao.
  • Gia đình có tiền sử cha mẹ hoặc anh, chị, em mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Nếu người bệnh còn thắc mắc về các nguyên nhân gây ra nhồi máu não có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

nhoi-mau-nao
Nhồi máu não là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

2. Các triệu chứng của nhồi máu não

Một số những triệu chứng của nhồi máu não để người bệnh phát hiện sớm hơn như:

  • Tay chân đột ngột bị yếu đi, việc cầm nắm hoặc di chuyển gặp khó khăn hơn.
  • Việc vệ sinh cá nhân không thể tự kiểm soát được.
  • Trí nhớ bị suy giảm, các hành vi cũng bị rối loạn.
  • Nửa cơ thể bị mất cảm giác hoặc liệt hoàn toàn.
  • Thị lực cũng bị ảnh hưởng ở cả hai bên mắt.
  • Nghiêm trọng hơn người bệnh rơi vào tình trạng lú lẫn, không thể định hướng được không gian và thời gian.
  • Hôn mê, đồng tử co nhỏ.

Ngay khi có các dấu hiệu ở trên, tốt nhất những người xung quanh  hoặc người thân nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời tránh nguy cơ để lại di chứng hoặc đe dọa đến tính mạng.

3. Biến chứng của nhồi máu não

Nhồi mãu não là một căn bệnh rất nguy hiểm, khi lưu lượng máu tới não bị gián đoạn sẽ dễ dẫn tới hậu quả khó lường như để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong nhanh chóng. Cụ thể như:

  • Nhận thức và hành vi  bị ảnh hưởng: Rối loạn về nhận thức và hành vi là những triệu chứng mà người bị mắc nhồi máu não rất dễ bị mắc. Biểu hiện điển hình như: hay quên, trí nhớ bị suy giảm, hay nhầm lẫn và không nhận biết được người thân, thời gian, không gian…
  • Mất ngôn ngữ: những người bị nhồi máu não và bị tổn thương ở vùng não điều khiển chức năng ngôn ngữ thì sẽ có các triệu chứng nói ngọng, khó nói, không biểu đạt được ý muốn nói…
  • Thị lực suy giảm: các triệu chứng của người bị nhồi máu não mà bị ảnh hưởng đến thị lực như mờ mắt ở một hoặc cả 2 bên, mù một phần hoặc toàn bộ…
  • Liệt nửa người: đây sẽ là di chứng mà người bệnh nhồi máu não có thể mắc phải. Khi này một bên cơ thể mất khả năng hoạt động nên sẽ gặp nhiều ảnh hưởng trong việc sinh hoạt thường ngày.

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội  thì việc điều trị nhồi máu não cần được xử lý sớm trong vòng 3 – 5 giờ đầu ngay  từ khi có các dấu hiệu của bệnh. Nếu được can thiệp sớm và điều trị đúng cách thì mức độ để lại di chứng càng ít hơn.

nhoi-mau-nao
Kiểm tra huyết áp sẽ là một cách để tầm soát tốt tác nhân gây bệnh

4. Các biện pháp điều trị bệnh nhồi máu não

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa thường dùng những biện pháp để điều trị  bệnh nhồi máu não như:

Điều trị tiêu huyết khối: phương pháp điều trị đặc hiệu của nhồi máu não nhưng bệnh nhân cần được đáp ứng các tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian, cụ thể thời gian khởi phát không quá 3 – 5 giờ.

Sử dụng các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và sử dụng  thuốc Aspirin: được sử dụng ở tất cả các trường hợp mắc nhồi máu não, ngoại trừ các bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc không thể dung nạp Aspirin. Hãy nhớ các loại thuốc chống đông khác hoặc heparin sẽ chỉ định được điều trị trong những trường hợp nhồi máu não và có rung nhĩ, bệnh van tim hoặc ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp: các triệu chứng của tăng huyết áp sẽ chính là nguyên nhân gây nhồi máu não nên điều trị hạ huyết áp là điều rất cần thiết.

Điều trị tiểu đường trong đột quỵ não: Người mắc nhồi máu não mà kèm theo tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì cần được điều trị để đưa đường huyết về mức bình thường.

Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn hoặc điều trị các bệnh lý có thể gây ra tình trạng nhồi máu não để giảm thiểu tới mức tối đa các di chứng có thể xảy ra của bệnh.

5. Cách phòng ngừa nhồi máu não

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và không hình  thành các tác nhân gây ra bệnh nhồi máu não, bản thân mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Kiểm soát và điều trị tốt nếu đã có tiền sử mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… để hạn chế  tới mức tối đa các tác nhân khởi phát ra bệnh.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định để giảm khả năng bị nhồi máu não. Kiểm soát tốt nguy cơ béo phì với chỉ số khối cơ thể lý tưởng – BMI là 25 hoặc ít hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe,  duy trì trọng lượng ở mức ổn định, huyết áp ở mức ổn định hơn… giảm thiểu nguy cơ mắc nhồi máu não.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ), tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia và tránh béo phì.
  • Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, không nên thức khuya. Nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi cùng với đó là cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Khám sức khỏe định kỳ và điều trị theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây, các thông tin giải đáp về tình trạng nhồi máu não đã được cung cấp chi tiết và đầy đủ, hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm các kiến thức trong việc phòng tránh cũng như điều trị nhồi máu não.