Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hiểu đúng về tình trạng trẻ sốt cao tay chân lạnh để biết cách xử lý kịp thời


Thông thường mỗi khi  trẻ sốt cơ thể trẻ thường nóng ran do hiệu ứng tỏa nhiệt. Tuy nhiên cũng  có những trường hợp trẻ bị  sốt có hiện tượng tay chân lạnh. Điều này làm các bậc phụ huynh hết sức lo lắng và không biết cách xử lý ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết để tham khảo thêm.

Sốt là một phản  ứng tự nhiên khi hệ miễn dịch cần chống lại  sự xâm nhập từ các vi khuẩn, virus lạ khi vào cơ thể.

Trẻ bị sốt tay chân lạnh là tình trạng khi trẻ bị các nguyên nhân khác xâm nhập vào cơ thể thì lúc này hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm ngăn cản lại sự xâm nhập của tác nhân lạ đó. Cùng lúc đó hệ thần kinh trung ương trong đó có trung tâm điều khiển nhiệt sẽ tạo ra tín hiệu để thoát nhiệt ra bên ngoài bằng phản ứng sốt.

1. Nguyên nhân và các triệu chứng trẻ bị sốt cao tay chân lạnh

Nguyên nhân gây sốt cao tay chân lạnh

Đa phần sót thường xuất phát từ các nguyên nhân do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ như: thủy đậu, siêu vi gây cúm, sốt xuất huyết, chân tay miệng hoặc cũng có thể là trẻ bị sốt do mọc răng, cảm nắng hoặc sốt sau khi  đi tiêm về.

Bên cạnh đó cũng có thể do trẻ bị nhiễm lao hoặc các loại ký sinh trùng khác.

Sẽ có nhiều nguyên nhân khác gây ra trẻ bị sốt cao do chân tay lạnh, nếu các  bậc phụ huynh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp các chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-bi-sot-cao-tay-chan-lanh
Sốt cao chân tay lạnh kéo dài dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng của trẻ bị sốt chân tay lạnh

- Một vài các dấu hiệu nhận biết như:

  • Môi và má của trẻ sẽ hồng hơn rất nhiều.
  • Bé quấy khóc liên tục, đổ mồ hôi trộm nhiều và có thể mặt sẽ bị tím tái.
  • Trong nhiều giờ chân tay có biểu hiện lạnh.
  • Sốt mà không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để làm hạ sốt.
  • Trẻ ngủ li bì, cơ  thể mềm.

- Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C, trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức
  • Trẻ bị nôn tất cả mọi thứ, bị co giật hoặc bị sốt kèm tay chân lạnh run
  • Bú kém, bỏ bú hoặc bỏ ăn, không uống được bất cứ thứ gì
  • Trẻ nhỏ có thóp trước phồng lên, cổ cứng
  • Bé nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra máu
  • Đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân nhớp lạnh
  • Trong một số trường hợp, trẻ sốt chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay nếu bé có những triệu chứng sau: sốt, co giật, biếng ăn, da xanh tái, mệt mỏi. Viêm màng não nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Tốt nhất để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời ngay khi có các dấu hiệu sốt ở trên.

2. Trẻ bị sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội  thì nếu trẻ sốt cao tay chân lạnh khi chỉ là phản ứng của cơ thể thì sẽ không gây gì nguy hại đến sức khỏe của bé. Lúc này bé có các triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, mất  ngủ.

Còn đối với những trường hợp mà trẻ bị sốt cao tay chân lạnh do nguyên nhấn của các siêu vi gây ra thì cần xử lý kịp  thời vì có  thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như co giật, mất nước, rối loạn hệ hô hấp, làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ để lại các di chứng ở não hoặc đe dọa đến tính mạng.

3. Khi trẻ sốt cao chân tay lạnh cha mẹ cần làm gì?

Trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C

Lúc này các bậc phụ huynh nên hết sức bình tĩnh và không cần dùng đến thuốc hạ sốt. Với mức nhiệt này sốt chỉ  là cách cơ thể phản ứng nhằm tạo ra các kháng thể và ngăn ngừa những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.

Mẹ hãy thực hiện lau người bằng nước ấm cho trẻ, tiếp đến cần cho trẻ uống thật nhiều nước. Cần theo dõi thường xuyên thân nhiệt trẻ để có thể xử lý kịp thời ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C

Trong trường hợp thân nhiệt trẻ  sốt cao trên 38 độ C thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nguyên nhân gây ra sốt cao chân tay lạnh.

Khi đã có kết quả chẩn đoán và các chỉ định từ bác sĩ thì các bậc phụ huynh nên tuân thủ đúng theo liều lượng và loại thuốc đượ hướng dẫn dùng.

Bên cạnh đó cần chú ý đến chế độ dinh  dưỡng của trẻ, ăn các loại đồ ăn được chế biến dưới dạng mềm, lỏng để dễ tiêu hóa hơn nhưng vẫn đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng để chống lại  bệnh tật.

tre-bi-sot-cao-tay-chan-lanh
Khi thấy trẻ có một số biểu hiện nguy hiểm bố mẹ nên đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức

Những việc mẹ không nên làm khi trẻ bị sốt chân tay lạnh

  • Lưu ý không được cho trẻ mắc quá nhiều quần áo quá dày, ủ chăn ấm khi đã thấy tay chân trẻ bị lạnh.
  • Không nên dùng nước lạnh để lau người cho trẻ vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Vì nhiệt độ cơ thể bé đang cao mà gặp lạnh đột ngột sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt. Ngoài ra còn có thể gây đến các  biến chứng về đường hô hấp hoặc các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Không lạm dụng thuốc hạ sốt.
  • Không áp dụng các mẹo dân gian nếu như chưa  biết rõ các cách sử dụng.

4. Biện pháp phòng ngừa trẻ bị sốt chân tay lạnh

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ sốt chân tay lạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Xây dựng thực đơn phù hợp để bé phát triển tốt hơn có sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng.
  • Nên cho trẻ ngủ đúng giấc, đúng giờ để có thời gian chơi hợp lý.
  • Cho bé mặc trang phục phù hợp, ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, môi trường trẻ chơi cần thoáng mát và sạch sẽ.
  • Khi trẻ có biểu hiện sốt chân tay lạnh, mẹ nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ, diễn tiến của bệnh, để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những cách xử trí trẻ bị sốt cao chân tay lạnh mà các bậc phụ huynh nên biết. Hi vọng mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc nuôi dạy con, bạn có thể tham khảo thêm  các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục của chúng tôi nhé!