Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh hen phế quản có lây không? Người mắc bệnh nên ăn gì và kiêng gì?


Hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ gây ra tử vong do khó thở mỗi khi cơn hen xuất hiện. Do đó người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh để giúp phát hiện sớm bệnh để có cách điều trị hợp lý. Cùng với đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Hen phế quản dân gian còn gọi là hen suyễn một căn bệnh đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Tình trạng này là do khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh nhạy cảm nên sẽ phản ứng dữ dội.

Biểu hiện bởi các triệu chứng khó thở, khò khè, nặng ngực hoặc ho. Cơ địa của từng bệnh nhân khác nhau nên mức độ kích thích  các tiểu phế quản cũng khác nhau do đó mức độ mắc bệnh của mỗi người sẽ không giống nhau.

Ở Việt Nam, số người mắc hen phế quản chiếm đến 5% dân số, tương đương với khoảng 4 triệu người. Trẻ em là đối  tượng có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản cao nhất và nằm chủ yếu trong độ tuổi 12 – 13 tuổi.

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi dứt điểm, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa thì có thể cải thiện được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản

Có rất nhiều các nguyên  nhân gây ra bệnh hen phế quản, đặc biệt là do  các yếu tố cơ địa  và yếu tố môi trường, cụ thể như:

Nguyên nhân từ môi trường

  • Do dị ứng đường hô hấp: Các phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, bụi, dôi khi là các chất thải từ công nghiệp như khói bụi kim loại, xăng dầu, mùi sơn… cũng đều làm cho đường hô hấp của người bệnh bị dị ứng gây ra các cơn hen phế quản.
  • Dị ứng thực phẩm: Khi bạn ăn phải các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, sò…
  • Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên sau một vận động gắn sức, trường hợp này được gọi là hen phế quản do gắng sức.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá lạm dụng cũng là một yếu tố gây khởi phát cơn hen như thuốc aspirin, penicillin,…

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-hen-phe-quan
Biểu hiện của bệnh hen phế quản là gì?

Nguyên nhân từ cơ địa

  • Đối với những người có cơ địa dị ứng thì các tác nhân nhiễm khuẩn như bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan) sẽ dễ bị mắc các cơn hen phế quản.
  • Di truyền: Gia đình đã từng có người mắc hen  phế quản thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ mắc bệnh do di truyền.
  • Yếu tố tâm lý: thường xuyên lo lắng hoặc bị các áp lực từ công việc, cuộc sống… cũng là nguyên nhân gây  ra  bệnh.

Ngoài các  nguyên nhân gây bệnh ở trên, nếu người bệnh còn thấy thắc mắc hãy hỏi những bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp rõ ràng hơn.

2. Biểu hiện của hen phế quản

Bệnh hen phế quản sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:

  • Khó thở: Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hoặc bị ngộp. Đôi khi người bệnh khó thở nhiều kèm theo các triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc mồ hôi bị vã ra.
  • Thở khò khè: xuất hiện những tiếng tít kèm theo từng nhịp thở. Thông thường sẽ nghe thấy khi người bệnh thở ra. Biểu hiện này sẽ rất dễ nhận biết khi người bị mắc bệnh hen suyễn cấp tính.
  • Ho: người bệnh sẽ bị ho nhiều về đêm, khi làm việc gắng sức hoặc gần sáng. Có nhiều trường hợp bị hen phế quản chỉ bị ho nên sẽ rất khó để phát hiện bệnh và không thể điều trị kịp thời, gây ra nhiều biến chứng.
  • Nặng ngực: một dấu hiệu giống như tình trạng khó thở. Khiến cho người bệnh có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực.
  • Ngoài các triệu chứng tiêu biểu ở trên có thể kèm theo những cơn sốt, ho hoặc có đờm.

Triệu chứng bệnh của mỗi người sẽ không giống nhau. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, ngay khi có các triệu chứng về bệnh thì nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được điều trị kịp thời.

Bệnh hen phế quản có lây không?

Bệnh hen phế quản có lây không? Đây sẽ là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh nhưng không nên quá lo lắng vì bệnh hen phế quản không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên sẽ không có khả năng gây truyền nhiễm. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý răng bệnh hen suyễn không có khả năng lây truyền nhưng nó có tính di truyền.

benh-hen-phe-quan
Người mắc bệnh hen phế quản thường được điều trị theo các phương pháp nào?

3. Các kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh phế quản

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như:

  • Đo chức năng hô hấp: biện pháp sử dụng máy đo các dòng khí khi hít vào, thở ra, từ đó tính toán được nhiều chỉ số chức năng phổi quan trọng và từ đó dùng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi bệnh lý như hen phế quản.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Sử dụng kỹ thuật chụp X – Quang ngực hoặc CT Scan để phát hiện các điều bất thường trong bệnh hen phế quản.
  • Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm như Xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm… để đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Biện pháp điều trị hen phế quản

- Nội khoa: sử dụng các loại thuốc để làm kiểm soát tốt các tác nhân gây bệnh, cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh như:

  • Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Có tác dụng điều trị hen phế quản và giúp kiểm soát tốt các cơn hen. Một số loại thuốc như: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,... 
  • Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: Dùng trong điều trị các cơn hen phế quản ngay tức khắc, tuy nhiên có tác dụng ngắn. Một số loại thuốc thường được dùng như: Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… 
  • Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.

- Lối sống sinh hoạt phù hợp: Lối sống lành mạnh với các thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh, cụ thể như:

  • Duy trì thói quen tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vì nếu gắng sức có thể gây khởi phát các cơn hen nên khó kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Chế độ ăn uống cần được phù hợp, xây dựng thực đơn hàng ngày, tăng cường ăn rau xanh.... để hỗ trợ điều trị tốt hơn cho người bệnh.
  • Chủ động phòng tránh các tác nhân có thể gây khời phát cơn hen như: khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …
benh-hen-phe-quan
Những thực phẩm chứa Sulfite sẽ làm cho tình trạng hen phế quản trở nên trầm trọng hơn

4. Chế độ ăn uống cho người bệnh hen phế quản

Người mắc bệnh hen phế quản kiêng ăn gì?

Một số đồ ăn hoặc các loại thực phẩm không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó người bệnh cần kiêng ăn những đồ như:

Đồ ăn quá mặn: Ăn nhiều muối cơ thể vô tình sẽ giữ lại một lượng nước lớn gây ra tình trạng phù nề. Cùng với đó là việc viêm tắc đường thở cũng tăng khiến cho hô hấp trở nên khó khăn hơn. Và gây bệnh trở nặng hơn. Ngoài ra việc ăn đồ ăn mặn thường xuyên cũng có thể gây ra nhiều các vấn đề sức khỏe về thận, tim mạch, huyết áp…

Thực phẩm có chứa Sulfite: Sulfite là một hợp chất giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn để kéo dài thời gian sử dụng, ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Tuy nhiên hợp chất này sẽ làm tăng kích ứng phổi gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh.

Thực phẩm ngâm chua: Các  loại dưa cải muối, dưa chuột muối, cà muối…. được muối chua lên men gây ra tình trạng khó thở. Do đó người bệnh hen phế quản nên hạn chế dùng các loại thực phẩm này.

Những người bị hen phế quản nên tránh các đồ ăn có thể gây dị ứng như tôm, cua, trứng, thịt bò, thịt gà cá trích, cá ngừ, tôm, sò lông, nhộng tằm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, giá đậu, trái thơm (dứa), bia, rượu …

Người mắc bệnh hen phế quản nên ăn gì?

Tăng cường ăn rau xanh, củ quả có chứa nhiều Vitamin như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, phải tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua… dể có thể  giúp bảo quản  và tăng tốc chức năng thở cho người bệnh.

Thực phẩm giàu Omega3:  thức ăn giàu chất béo omega 3  sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt trạng thái viêm, ngăn ngừa tình trạng nghẹt thởm thở khò khè... Một số loại thực phẩm giàu  omega 3 là cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu... 

Người bệnh phế quản cũng phải ăn tiếp thêm những loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, những loại rau thơm, để bức tốc sức đề kháng, tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường thở.

Trên đây là các thông tin về bệnh hen phế quản do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ, hi vọng bài viết đã giải đáp những câu hỏi mà bạn vẫn còn đang thắc mắc. Từ đó bạn đọc sẽ chủ động hơn trong việc thăm khám nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, tránh các biến chứng có thể xảy ra.