16/03/2020 Người đăng : Trần Thị Mai
Viêm phổi là một bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vậy dấu hiệu nào để cảnh báo trẻ em đang bị viêm phổi? Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi dưới bài viết để nắm rõ hơn những kiến thức về căn bệnh này!
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, các triệu chứng của bệnh xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng thường sinh sôi và phát triển tạo thành những ổ nhiễm trùng. Có rất nhiều loại virus gây ra bệnh viêm phổi nhưng thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.
Bệnh có thể xảy ra khi trẻ đang trong một đợt ho hoặc mắc cảm cúm. Chính điều này làm cho phổi tiết ra dịch nhầy và vô tình tạo thành môi trường thuận lợi cho các vi trùng có hại sinh sôi và phát triển. Sau thời gian vài ngày các vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển tạo thành túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ ho, hay nói cách khác ho chín là phản xạ tự vệ cực kỳ quan trọng của cơ thể nhằm đẩy chất nhầy ra khỏi phế nang trước những nhiễm trùng đang ở trong phổi.
Đây được coi là căn bệnh nguy hiểm có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em, phổ biến hơn cả là do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất… Cụ thể như:
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa nhằm được tư vấn chi tiết hơn.
Một số các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ để cha mẹ có thể nhận biết con mắc bệnh nhằm có phương pháp điều trị sớm nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra, bao gồm:
- Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và xuất hiện nhiều ở những trẻ dưới 1 tuổi.
- Khi mắc viêm phổi không được phát hiện sớm khiến đường thở của trẻ gặp nhiều vấn đề dẫn đến suy hô hấp và nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
- Bên cạnh đó viêm phổi còn khiến cho trẻ sốt cao, co giật, biếng ăn, bỏ bú đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải… Trẻ nhỏ khi gặp bất cứ triệu chứng nào cũng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Từ đó cha mẹ nên thường xuyên chú ý đến các dấu hiệu khác thường của cơ thể trẻ để đưa đến cơ sở chuyên khoa y tế thăm khám sớm và ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm.
- Đặc biệt khi thấy trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm cần phải nhập viên để cấp cứu và xử lý ngay, cụ thể như:
Khi xác định được nguyên nhân trẻ bị viêm phổi đo nuyên nhân từ vi khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh làm phương pháp để điều trị các triệu chứng khó chịu từ bệnh gây ra. Tuy nhiên tùy từng độ tuổi trẻ sẽ có các liều dùng và cách sử dụng những loại thuốc kháng sinh khác nhau, cụ thể như:
Ngoài việc sử dụng điều trị viêm phổi bằng thuốc thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một số các chăm sóc trẻ nhằm hỗ trợ trong suốt quá trình mắc bệnh như:
Thực hiện chườm ấm: dùng khăn nhúng vào thau nước ấm và lau khắp các vị trí trên cơ thế trẻ như cổ, bẹn, lưng, lòng bàn chân, bàn tay…
Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi thực hiện vỗ lưng sẽ giúp những trẻ bị ho có đờm lưu thông tốt hơn tuần hoàn máu của phổi, long đờm và thải ra ngoài một cách dễ dàng nhất.
Cách tiến hành vỗ lưng: Gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, sao cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Thực hiện vỗ từ bên trái rồi sang bên phải, mỗi bên có thể vỗ trong khoảng 3 – 5 phút. Thời điểm tốt nhất vỗ lưng là trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để hạn chế trường hợp gây nôn, trớ.
Phụ huynh nên sử dụng khăn giấy mềm và sạch để lau mũi cho trẻ, sau đó vứt ngay, không dùng lại.
Nếu trường hợp dùng khăn sữa để vệ sinh mũi miệng cho trẻ thì nên tuyệt đối giữ vệ sinh vì khi khăn bẩn sẽ tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn bám trên bề mặt khăn và quay trở lại đường thở của bé.
Xem thêm các bài viết liên quan
Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì? Câu trả lời cho thắc mắc đó là khi trẻ mắc viêm phổi tốt nhất các bậc phụ huynh nên chú ý cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, được chế biến dạng mềm để trẻ dễ tiêu và nuốt hơn. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là nhóm trái cây có múi tăng vitamin C. Thịt, cá tăng lượng đạm, omega-3…
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm số lượng mỗi bữa ăn, ăn theo nhu cầu của trẻ.
Việc vệ sinh thường xuyên môi trường xung quanh trẻ như đồ chơi, bụi bẩn trong phòng cũng là một cách chăm sóc nhằm không để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo các chuyên gia đang là giảng viên tại Cao Đẳng Y Tế Hà Nội thì trẻ em bị viêm phổi sẽ rất nguy hiểm do đó cha mẹ nên nắm rõ các kiến thức về phòng bệnh để hạn chế tối đa tác nhân gây ra bệnh. Trong đó việc tiêm vacxin đầy đủ cũng rất cần thiết, điều này sẽ giúp trẻ có được hàng rào miễn dịch tốt. Bên cạnh đó nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp cơ thể con chống lại tác nhân gây viêm phổi.
Ngoài ra cha mẹ nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus đường hô hấp nói chung như rửa tay trước và sau khi ăn, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người ốm…
Hi vọng qua bài viết, bạn đọc nắm rõ hơn các kiến thức về dấu hiệu trẻ em bị viêm phổi. Từ đó sẽ có cách xử lý kịp thời ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.