Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để tốt cho cả mẹ và thai nhi


Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường xảy ra với những phụ nữ lần đầu mang thai. Để có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn thì mẹ bầu nên theo dõi bài chia sẻ ở dưới nhằm có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh hơn.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất cứ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Tuy nhiên bệnh không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau sinh khoảng 6 tuần.

Khi mang thai từ tuần thứ 20 trở đi bạn sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không tổng hợp được insulin.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị đái tháo đường thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt đối với những người tiểu đường ở thế hệ đầu tiên.
  • Có sự bất thường về khả năng dung nạp glucose.
  • Trước đó đã từng có tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai nhiều lần liên tiếp và không rõ nguyên nhân, thai dị tật, sinh non.
  • Người chủng tộc châu Á sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ cao.
  • Người bệnh mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
ba-bau-tieu-duong-thai-ky
Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời

2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong suốt giai đoạn mang thai mẹ bầu sẽ rất khó để nhận biết các dấu hiệu mang thai mà chỉ đến khi đi khám   tại các cơ sở chuyên khoa và thực hiện xét nghiệm kiểm tra đường huyết, nước tiểu thì mới có thể phát hiện. Nhưng nếu thường xuyên theo dõi cơ thể thì mẹ bầu sẽ nhận biết được các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ như:

  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn rất nhiều so với bình thường.
  • Hay khát nước.
  • Vùng kín xuất hiện nhiễm nấm.
  • Cơ thể mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi.
  • Trọng lượng cơ thể bị giảm, ngay cả khi mang thai mà cân nặng vẫn bị giảm.
  • Thị lực bị suy giảm trong một thời gian ngắn và tự biến mất mà không cần điều trị.

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu ở trên, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi mang thai bị tiểu đường sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu, cụ thể như:

Nguy hiểm đối với mẹ

  • Mẹ bầu sẽ dễ gặp phải các triệu chứng tăng huyết áp trong quá trình mang thai, nguy cơ cao mắc tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Đối với thai nhi to mẹ bầu sẽ gặp vấn đề khó khăn khi sinh và đôi khi phải sử dụng phương pháp mổ.
  • Có khả năng cao bị băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh.

Nguy hiểm đối với thai nhi

  • Trong tử cung thai nhi thường chậm phát triển hoặc có cảy ra dị tật bẩm sinh.
  • Thai nhi có thể bị sang chấn trong quá trình sinh vì thai to như gãy xương đòn, trật khớp vai, tổn thương dây thần kinh cánh tay.
  • Sau sinh sẽ bị hạ đường máu hoặc hạ canxi máu.
  • Vàng da sau sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
  • Về lâu dài trẻ có thể bị béo phì, tiềm ẩn nguy cơ mắc tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần vận động. Với những trẻ được sinh ra khi mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ thì có nguy cơ cao vị tiểu đường khi đến 19 đến 27 tuổi.
  • Thai nhi sẽ bị nguy hiểm mắc phải tình trạng như suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh.

Xem thêm các bài viết liên quan

ba-bau-tieu-duong-thai-ky
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

4. Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Việc xây dựng chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường khoa học, lành mạnh trong suốt quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu cân bằng được lượng tinh bột, chất béo, protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Tế Hà Nội  thì mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn như:

Nên ăn bữa sáng: việc ăn sáng sẽ giúp ổn định tốt lượng đường huyết, do đó tốt nhất nên thực hiện ăn sáng đầy đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày, hạn chế tới mức tối đa việc thèm ăn và không thể kiểm soát. Bữa sáng mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt kèm theo một quả trứng gà luộc và cuối cùng tráng miệng với một hộp sữa chua.

Tránh ăn các thực phẩm có đường và tinh bột

Các thực phẩm có đường và tinh bột sẽ làm cho nồng độ đường trong máu tăng cao. Do các loại thực phẩm này phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể mẹ bầu và không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Từ đó trước khi lựa chọn thực phẩm thì nên tìm hiểu kỹ hơn các thành phần được ghi trên bao bì. Tuy nhiên có thể ăn những loại chứa lượng đường vừa phải (ngô, bánh mì nguyên hạt, các loại hạt, táo, lê, cam) và tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm chứa lượng đường quá cao (bánh ngọt, bánh kem, kẹo, nước ngọt).

Ăn thức ăn chứa ít chất béo

Chế độ ăn uống của bất cứ ai cũng đều có chứa chất béo, tuy nhiên điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tốt nhất mẹ bầu nên dùng thường xuyên các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như từ các loại hạt hoặc chất béo từ các loại dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương…

Không nên thường xuyên dùng nước ép trái cây

Việc hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn. Chỉ nên lựa chọn những loại nước ép có chứa hàm lượng đường thấp như cà chua. Thay vào việc uống nước ép trái cây thì bạn có thể ăn trái cây tươi vì trong đó giàu chất xơ làm ngăn cản sự hấp thu đường vào máu. Lưu ý, nên ăn trái cây tươi sau bữa ăn chính và mỗi tuần chỉ ăn 1 lần hoặc ít hơn 1 lần. Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn các loại trái cây thuộc nhóm ít đường, nhiều nước như thanh long, táo, lê, bưởi...

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi lúc này mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ăn càng nhiều càng tốt, ăn gì cũng được. Để có một thai kỳ khỏe mạnh hạn chế các căn bệnh điển hình như tiểu đường thai kỳ, mỗi mẹ cần chú trọng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm đảm bảo nguồn gốc. 

Ngoài chế độ ăn uống mẹ bầu nên lưu ý kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, nên duy trì khoảng 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng nhằm kiểm soát tốt lượng đường của cơ thể.

Không nên bỏ bữa và nên duy trì vài tiếng đồng hồ một bữa ăn. Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, sắt, canxi.

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Hi vọng qua bài viết ở trên sẽ giúp mẹ bầu cũng như gia đình có thêm thông tin hữu ích về việc xây dựng chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất minh họa và không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.