Bệnh viêm kết mạc mắt là gì? Có thể lây lan không? Cách điều trị, phòng tránh bệnh ra sao?... Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu và tham khảo nhé!
Kết mạc là một màng mỏng trong suốt và trong đó có chứa nhiều mạch máu, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đồ trên và dưới. Bệnh viêm kết mạc mắt hay có tên gọi khác là bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi các mạch máu ở kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ. Bệnh thường xảy ra nhiều hơn vào mùa xuân hè và rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt là do virus Adenovirus hoặc do vi khuản như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra, các tác nhân dị ứng khác gây ra, cụ thể như:
- Do virus: Nguyên nhân này khá phổ biến, Do virus Adenovirus chiếm khoảng 80%, đặc biệt dễ gây lây lankhi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Do vi khuẩn: các loại vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza... lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc dịch tiết hoặc có dính dịch tiết chạm vào mắt. Trường hợp này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
- Các tác nhân gây dị ứng: Một số các tác nhân như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc… khi tiếp xúc với cơ địa người dễ dị ứng dễ gây ra bệnh. Cùng với yếu tố giao mùa nên bệnh thường xuyên tái phát. Để điều trị dứt điểm cần tìm ra và điều trị tận gốc tác nhân gây dị ứng.
Ngoài những nguyên nhân chính ở trên còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc mắt như:
- Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
- Đang bị nhiễm trùng ở một mắt.
- Tiếp xúc với các kích ứng từ môi trường hoặc các tác nhân gây dị ứng.
- Thường xuyên sử dụng kính áp tròng.
- Do các kích thích cơ học khác.
- Dị ứng.
- Sống ở trang trại, các căn cứ quân sự hoặc bơi trong hồ bơi không hợp vệ sinh.
2. Biểu hiện của bệnh viêm kết mạc mắt
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng chia sẻ thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có các dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:
Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc mắt do virus
- Kết mạc mắt có hiện tượng đỏ hơn bình thường.
- Người bệnh thấy mắt bị cộm, ngứa và có thể chảy nước mắt.
- Xuất hiện giả mạc ở mắt, phù mi.
- Bên cạnh đó còn có các triệu chứng cảm cúm đi kèm như: ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.
- Dấu hiệu biến chứng tình trạng mắt nghiêm trọng hơn như: thấy chói mắt, thị lực bị suy giảm, giác mạc bị thâm nhiễm.
- Các biểu hiện có thể xảy ra ở cả hai bên hoặc chỉ một mắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
- Thức dậy vào buổi sáng sẽ thấy nhiều gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh dính 2 mi mắt.
- Kết mạc mắt đỏ đi kèm với triệu chứng ngứa và chảy nước mắt.
- Tình trạng nghiêm trọng hơn nếu thấy giác mạc bị loét hoặc suy giảm thị lực không có dấu hiệu hồi phục.
Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc mắt do tác nhân dị ứng
- Ngứa mắt dữ dội, chảy nhiều nước mắt.
- Kèm theo đó là mũi bị viêm dị ứng.
- Bệnh sẽ xuất hiện theo mùa và thường xuyên tái phát.
- Thường thấy các dấu hiệu xảy ra ở cả hai mắt.
Thông thường khi thấy các dấu hiệu khác thường của mắt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có liệu pháp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh nhằm hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những phương pháp điều trị, chăm sóc khi bị suy giảm thị lực
- Số lượng bạch cầu lympho tăng là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh Lichen
3. Bệnh viêm kết mạc mắt có lây không?
Như đã nói ở trên bệnh viêm kết mạc mắt chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra nên sẽ có khả năng lây nhiễm cao và rất dễ để bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm bệnh phổ biến là khi tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hoặc cũng có thể qua các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt…
Bên cạnh đó việc nói chuyện gần, ho, hôn… cũng có thể trở thành con đường lây nhiễm giữa người bệnh và người khỏe qua hơi thở. Chính vì vậy cần cách ly người mắc bệnh và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh để không bị lây nhiễm như đeo khẩu trang nếu cần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng.
4. Điều trị viêm kết mạc mắt
Trên thực tế viêm kết mạc mắt là một bệnh lành tính, có thể khỏi trong vòng từ 1 tuần đến 10 ngày mà không cần sử dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên trong thời gian mắc bệnh sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nên để rút ngắn thời gian mắc bệnh thì nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như:
Điều trị viêm kết mạc mắt do virus
Bệnh sẽ có các biểu hiện rõ ràng trong 7 -1 4 ngày.
Trong trường hợp này người bệnh sẽ không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên cần thực hiện một vài biện pháp để nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu như: chườm mát, rửa mắt bằng nước sạch, nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm.
Điều trị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
Sử dụng thuốc khánh sinh để rút ngắn thời gian mắc bệnh và hạn chế tối đa việc lây lan sang cho những người xung quanh.
Dùng loại thuốc kháng sinh nào sẽ do bác sĩ chỉ định, người bệnh nên tuân thủ và dùng đúng theo liệu trình để thuốc phát huy tốt hiệu quả trong quá trình điều trị.
Điều trị viêm kết mạc mắt do dị ứng
Khi đã xác định được nguyên nhân dị ứng gây ra bệnh thì nên tránh tiếp xúc để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó cần dùng thuốc chống dị ứng hoặc các loại thuốc nhỏ mắt để giảm đau.
- Bên cạnh việc điều trị thì người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc mắt khi bị viêm kết mạc mắt để bệnh khỏi nhanh chóng. Một số cách chăm sóc mắt như:
- Vệ sinh mắt băng khăn mềm hoặc bông để lau rửa ghèn và gỉ mắt. ThỰC hiện 2 lần/ ngày. Lưu ý khi lau rửa xong nên bỏ khăn, không sử dụng lại vì trong đó có thể chứa vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, nên cách ly để không gây lây lan dịch bệnh.
- Khi tra thuốc không nên tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. VÌ các đầu lọ thuốc có thể nhiễm khuẩn hoặc virus nếu dùng chung sẽ vô tình khiến cho mắt còn lại nhiễm bệnh làm cho tình trạng bệnh trở nặng hoặc tái phát.
- Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt và sau khi nhỏ thuốc mắt bằng nước rửa tay chuyên dụng để chắc chắn các virus, vi khuẩn không có cơ hội lây lan.
- Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
5. Các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc
- Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà
- Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc
- Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
- Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)
- Sử dụng dung dịch vệ sinh tay
- Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt. Ngâm rửa vệ sinh contact lens hằng ngày
- Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…
- Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
- Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh.
Hi vọng qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm kết mạc mắt. Tuy rằng đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất dễ mắc và lây lan trong cộng đồng nên cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị và không nên tự ý dùng thuốc.