Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhận biết dấu hiệu của bệnh tay chân miệng để biết cách điều trị, chăm sóc phù hợp


Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm và có thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Có nhiều bậc phụ huynh thắc mắc các triệu chứng nhận biết của bệnh. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh tay chân miệng trẻ em để có cách điều trị, chăm sóc phù hợp hiệu quả hơn nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do virus coxsackievirus  A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

Hầu hết bệnh sẽ xảy ra đối với trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh, thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ lớn hoặc người trưởng thành mắc bệnh tay chân miệng. Thời điểm để mọi người mắc bệnh nhiều nhất là mùa xuân, mùa hè và mùa thu.

Tuy rằng bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm và chưa có loại thuốc để đặc trị nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não bại liệt hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, qua đường phân- miệng. Do đó để tránh lây lan cho trẻ khác người chăm sóc trẻ tay chân miệng phụ huynh cần chú ý những điều sau:

  • Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ và đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được đều trị chính xác.
  • Tránh các hành động ôm, hôn, trẻ hoặc sử dụng chung đồ cá nhân, đồ chơi.
  • Không nên làm vỡ các bọng nước trên da để hạn chế nhiễm trùng và lây bệnh ra các vị trí khác.
  • Không cho trẻ đi học hoặc đến những nơi đông người trong vòng 10-14 ngày đầu bệnh.
benh-chan-tay-mieng

Trẻ bị nổi ban là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh

2. Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Trên da xuất hiện nổi ban

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng và xuất hiện sau 1 - 2 ngày nhiễm bệnh. Lúc này các nốt ban hồng với đường kính khoảng vài mm ở trên da và lâu dần hình thành bọng nước.

Vị trí nổi nhiều ban đỏ với kích thước từ 2 - 5mm màu xám sẫm, hình bầu dục này là ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân, mông... Tuy nhiên những dấu hiệu này sẽ kéo dài khoảng 10 ngày nhưng không gây đau hoặc ngứa.

Loét miệng 

Nguyên nhân gây ra loét miệng là do các nốt ban đỏ xuất hiện ở miệng. Khi đó vết loét ở trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng làm cho trẻ ăn uống gặp khó khăn, có cảm giác đau. Các bậc phụ huynh rất dễ nhầm lẫn hiện tượng này với với tình trạng nhiệt miệng nên chủ quan và rất dễ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Sốt

Tùy vào mức độ bệnh mà thân nhiệt trẻ sẽ sốt khác nhau. Nếu trẻ sốt cao là cảnh báo dấu hiệu bệnh trở nặng.

Một số các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng hơn của bệnh

Phụ huynh hãy theo dõi cơ thể trẻ nếu thấy có các triệu chứng nặng thì cần đưa đến cơ sở y tế kịp thời để được xử lý vì hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng:

  • Thân nhiệt cơ thể tăng cao mà không hề suy giảm mặc dù đã dùng các biện pháp hạ sốt.
  • Thường xuyên giật mình
  • Cơ thể trẻ mệ mỏi, ngủ li bì, không muốn hoạt động hay vui chơi.
  • Toàn thân vã mồ hôi.
  • Gặp vấn đề trong đường thở, thở bất thường, thở khò khè, lõm ngực...
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-chan-tay-mieng

Nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường

3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị bệnh tay chân miệng

Cách điều trị

  • Nếu thấy cơ thể trẻ có các dấu hiệu mắc tay chân miệng bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được thăm khám cụ thể hơn.
  • Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.
  • Đối với những bé bị sốt cao thì có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên bổ sung nước, hạ đường huyết với những bé vẫn còn bú mẹ thì nên gia tăng tần suất cữ bú cho trẻ. 
  • Tuy nhiên đối với những trẻ đã ăn được các dạng thức ăn thì nên tránh đồ ăn nóng, đặc thay vào đó ăn những món được chế biến loãng, mát và có tính nguội để dễ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn. Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.
  • Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nguy cơ mắc bội nhiễm. Nên tắm cho trẻ bằng cách loại lá có đặc tính sát trùng cao như lá trà xanh, lá chân vịt... Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da . Lưu ý cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng nguy hiểm nếu có.

Cách chăm sóc trẻ

  • Không nên sử dụng thuốc kháng sinh nếu thấy trẻ không bị loét miệng, vì khi này cơ thể trẻ rất yếu nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể và  khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm
  • Vệ sinh miệng: Khi bị tay chân miệng, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng do các nốt phỏng mọc trong miệng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đau, tuy nhiên nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng. Cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy.
  • Ngoài ra, uống các loại vitamin trong thời gian bị bệnh cũng là điều không cần thiết. Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.

Thông tin về những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội  chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về bệnh. Từ đó cha mẹ cần theo dõi thường xuyên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa biến chứng xảy ra.