Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân trẻ ho lâu ngày và cách điều trị phòng ngừa bệnh cho trẻ


Trẻ ho lâu ngày không khỏi là một vấn đề được nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Bởi các triệu chứng này xuất hiện và kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy người lớn cần có nắm vững những thông tin về tình trạng này để có những xử lý kịp thời khi trẻ mắc phải.

Ho là một phản xạ có tác dụng tống xuất đờm nhớt và vi trùng ra bên ngoài giúp đường thở thông thoáng và bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hoặc viêm.

1.  Nguyên nhân gây ra triệu chứng trẻ ho lâu ngày

Mặc dù vậy nếu triệu chứng đó kéo dài và đã dùng cả phương pháp dân gian và dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ho kéo dài ở trẻ em.

Căn nguyên gây ra bệnh là do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hoặc khi đi học trẻ bị lây nhiễm. Ngoài triệu chứng ho kéo dài thì còn kèm theo các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu…

Hen phế quản

Là bệnh lý gây tắc đường thở từng cơn. Biểu hiện cụ thể là những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng… xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.

Bệnh gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và thường hay tái phát các triệu chứng ho lâu dài và khò khè.

tre-ho-lau-ngay
Trẻ ho lâu ngày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Chảy dịch  mũi phía sau

Đây là lúc có thể trẻ sản sinh ra quá nhiều lượng chất nhầy khiến gây chảy dịch mũi ở sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng và kích thích các dây thần kinh và các thụ thể gây ra ho kéo dài ở trẻ em. Đặc biệt loại ho này thường nặng hơn vào ban đêm.

Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng thường xảy ra khi axit từ dạ dày rò rỉ ngược vào đường ống thực phẩm, chính điều này có thể là nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em. Nghiêm trọng hơn nếu trẻ nằm xuống vào buổi tối hoặc có thể dễ dàng gặp phải sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút, khi trẻ thay đổi tư thế ăn hoặc  trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

Dị vật đường thở

Trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, chảy nước mắt, nước mũi… nếu bị mắc dị vật trong đường thở. Nếu dị vật bị  bỏ quên trong đường thở thì có thể trẻ sẽ bị viêm phổi tái phát và bị ho kéo dài.

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. 

Căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

Xem thêm các bài viết liên quan

Ho gà

Một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Trẻ có thể dễ dàng bị mắc bệnh ho gà khi ở cùng một không gian với người mắc bệnh như trường học, nhà ở…

Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ... tuy nhiên các triệu chứng sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài những nguyên nhân do mắc các bệnh lý ở trên thì rất có thể những nguyên nhân khác gây nên tình trạng ho lâu ngày ở trẻ như:

Do sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng thuốc xịt mũi, khiến cho niêm mạc mũi bị ảnh hưởng và nghiêm trong hơn là khiến mũi bị sưng nề, gây xung huyết và chảy dịch sau họng vào gây ho kéo dài ở trẻ em.

Thời tiết thay đổi, không khí hanh khô hoặc môi trường xung quanh quá ẩm ướt cũng là nguyên nhân gây ho kéo dài.

tre-ho-lau-ngay
Chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi  có chỉ định từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa

2. Cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị ho kéo dài

Hướng dẫn các bậc phụ huynh một vài cách chăm sóc và điều trị cho trẻ khi ho trong thời gian dài:

  • Trong trường hợp trẻ ho lâu ngày có thể dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe: trẻ thường xuyên mệt mỏi, bị nôn ói, đau họng, mất ngủ, khó khăn trong việc  ăn uống… không chỉ vậy mà có thể biến chứng như xuất huyết họng, xuất huyết não, thoát vị bẹn, bỏ bú, co giật, khó thở,... do đó trẻ cần được thăm khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu  ho kéo dài.
  • Các bậc phụ huynh nên chú ý dùng thuốc ho phù hợp với độ tuổi và nguyên nhân gây ra ho ở trẻ.
  • Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc dùng để trị ho cho người lớn để điều trị ho lâu ngày cho trẻ bằng cách chia nhỏ liều lượng. Vì rất có thể sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
  • Chỉ nên sử dụng các loại thuốc ho chứa antihistamine (chlorpheniramine, dexchlorpheniramine, alimemazine,...) cho trẻ nếu như có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Trường hợp  nếu trẻ ho có đờm thì không được tự ý dùng các loại thuốc ức chế ho mà bên cạnh đó chỉ nên sử dụng các loại thuốc long đờm để giúp điều trị ho hiệu quả.
  • Cho trẻ uống nhiều nước nhằm giúp làm loãng đờm, tránh khô miệng họng do trẻ bị ho nhiều. Cha mẹ có thể cho bé uống thêm sữa, nước hoa quả, vừa giúp bổ sung năng lượng, vừa tăng cường vitamin. 

3. Cách phòng ngừa ho lâu ngày ở trẻ

Cha mẹ nên thực hiện đầy đủ các mũi tiêm theo chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ  để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để giúp tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn đủ chất nhất là những loại trái cây giàu Vitamin C như cam, quýt,…  thường xuyên thay đổi thực đơn cho phù hợp với sở thích, khẩu vị của bé, chia thành nhiều bữa nhỏ và mỗi bữa nên có những món ăn khác nhau.
  • Vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng cách súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ngày.
  • Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giúp hạn chế tới mức tối đa các vi khuẩn vào miệng trẻ gây ra ho.
  • Khi cho trẻ ra ngoài đường thì nên đeo khẩu trang, đeo kính để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh lây nhiễm.

Tất cả những thông tin về trẻ ho lâu ngày đã được Cao Đẳng Dược Chính Quy chia sẻ ở trên bài viết. Nếu các bậc phụ huynh còn điều gì chưa hiểu hoặc vẫn thắc mắc thì nên hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể.