Hay mắc tiểu là bệnh gì? Triệu chứng hay mắc tiểu ra sao? Tai sao lại hay mắc tiểu?... Tất cả những thắc mắc ở trên sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết dưới bài viết! Mời bạn đọc cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích.0-
1. Hay mắc tiểu là bệnh gì?
Trong cơ thể người thận là cơ quan tạo ra nước tiểu bằng cách lọc các chất thải và lượng nước dư thừa trong máu. Từ thận nước tiểu sẽ dần di chuyển xuống niệu quản qua hai ống nhỏ rồi vào bàng quang. Tiếp đến nhờ vào hoạt động chi phối nước tiểu mà bàng quang sẽ trữ nước và tống xuất nước tiểu theo từng đợt khác nhau. Bàng quang chứa đầy nước tiểu với khoảng 250ml -300ml lúc này sẽ xuất hiện phản xạ làm co bóp bàng quang và co thắt cơ bàng quang dẫn đến cảm giác buồn tiểu.
Đối với những người bình thường, khỏe mạnh thì số lần đi tiểu trong một ngày thường là 8 lần với mỗi lần khoảng 300ml.
Còn đối với những người đi quá 8 lần ngày và mỗi lần nước tiểu ít hơn 300ml thì rất có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Nếu như tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Nguyên nhân do bệnh lý
Hay mắc tiểu là bệnh lý gì? Đây sẽ là thắc mắc của những người đang gặp phải trường hợp này. Cụ thể như:
- Mắc các bệnh về tuyến tiền liệt: một số bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến như u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến… điều này sẽ làm cho tuyến tiền liệt phình to chèn ép lên bằng quang và đường tiết niệu khiến cho người bệnh sẽ muốn đi tiểu nhiều hơn với bình thường.
- Viêm đường tiết niệu: đây là tình trạng xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu. Khi mắc bệnh này người bệnh thường có biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như lắt nhắt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong.
- Suy thận mãn tính: làm cho chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Bên cạnh đó còn gây ra lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.
- Ung thư bàng quang: Khi khối ung thư phát triển sẽ khiến chèn ép lên bàng quang hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ra chảy máu bàng quang làm cho người bệnh có nhu cầu đi tiểu liên tục.
- Đột quỵ và bệnh thần kinh: Khi thần kinh của người bệnh bị tổn thương sẽ chi phối đến rối loạn chức năng bàng quang và gây tiểu nhiều.
- Bên cạnh những bệnh lý trên thì còn có những trường hợp người mắc bệnh cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ… đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những loại thuốc chữa đau đầu hiệu quả
- Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Chống rạn da khi mang bầu và các cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân không do bệnh lý
- Phụ nữ mang thai: Do các nội tiết tố nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi gây chèn ép lên bàng quang nên thường thấy phụ nữ có thai hay mắc tiểu.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc lợi tiểu: quá trình sử dụng sai cách hoặc lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra đi tiểu nhiều lần.
- Yếu tố tâm lý: khi bạn đang mang tâm trạng căng thẳng, street, mất ngủ, lo sợ… sẽ tạo ra cảm giác muốn đi tiểu và gia tăng tần suất đi tiểu.
- Độ tuổi: Chức năng thận suy giảm sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi tăng cao. Điều này dẫn đến đi tiểu nhiều.
- Do thói quen ăn uống: trong quá trình ăn uống hàng ngày bạn có sử dụng nhiều nước, đồ uống và các chất kích khác hơn bình thường.
- Bàng quang tăng hoạt: do các cơ của bàng quang hoạt động quá mức dẫn đến nhu cầu cần đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này thường gặp ở những người yếu cơ sàn chậu do đã sinh nở nhiều lần hoặc những phụ nữ đang trong độ tuổi mãn kinh màm nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố.
Ngoài ra sẽ có những nguyên nhân khác khiến bạn hay mắc tiểu, nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhanh chóng và chính xác.
2. Triệu chứng hay mắc tiểu
Nắm rõ được các triệu chứng hay mắc tiểu sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm ra bệnh và có những phương án xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
- Tần suất đi tiểu nhiều ở cả ngày và đêm: số lần đi tiểu nhiều những mỗi lần đi tiểu ít hoặc buồn tiểu nhưng không tiểu được.
- Đi tiểu không tự chủ: Nước tiểu có thể bị rò rỉ liên tục hoặc từng lúc… bệnh nhân khó kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân.
- Tiểu gấp: ngay khi có cảm giác buồn tiểu, người bệnh liền tiểu mà không thể khống chế được.
- Đi tiểu ra máu: trong nước tiểu có thể xuất hiện một ít máu hoặc nhiều máu, máu cục.
- Tiểu buốt: Có cảm giác đau khi bắt đầu hoặc khi kết thúc đi tiểu, đặc biệt ở vùng mu, thắt lưng hay đầu dương vật cũng đau.
Dấu hiệu về chứng hay đi tiểu của mỗi người sẽ không giống nhau do còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Do đó ngay khi bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu ở trên thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Khắc phục triệu chứng hay đi tiểu
Bài thuốc dân gian chữa chứng hay mắc tiểu
Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giúp hỗ trợ điều trị tình trạng hay mắc tiểu bao gồm:
Dùng giá đỗ xanh
- Bài thuốc dân gian uống nước giá đỗ luộc cùng với đường không chỉ điều trị được bệnh hay mắc tiểu mà còn có thể chữa được bệnh tiểu rắt.
- Chuẩn bị giá đỗ và đường trắng.
- Cách thực hiện:
- Luộc giá đỗ và lấy nước luộc đó pha cùng với đường.
- Thực hiện uống khoảng 5 – 6 lần/ ngày.
Râu ngô và kim tiền thảo
- Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao đối với những người mắc bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo vì râu ngô và kim tiền thảo có thể chữa được chứng hay mắc tiểu và tiểu buốt do bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo.
- Chuẩn bị: râu ngô tươi và kim tiền thảo.
- Cách thực hiện:
- Cho râu ngô và kim tiền thảo vào nồi và nấu để uống hàng ngày thay cho nước lọc hoặc trà.
- Thực hiện uống hàng ngày.
Thận lợn
- Thận lợn sẽ có tác dụng đối với những người mắc chứng tiểu nhiều lần, bên cạnh đó còn có tác dụng với cả người liệt dương.
- Chuẩn bị: thận lợn, hạch đào nhân, đỗ trọng.
- Cách thực hiện:
- Làm sạch thận lợn, sau đó thái nhỏ.
- Đem nấu chín cùng với hạch đào nhân và đỗ trọng.
- Khi chín thì đem ra dùng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh có thể thực hiện một vài biện pháp dưới đây để giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng hay đi tiểu như:
- Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để giảm thiểu việc đi tiểu về đêm. Cùng với đó vẫn giúp cung cấp đủ lượng nước trong một ngày thì bạn nên chia lượng nước uống ở ban ngày để cân đối hơn.
- Các đồ uống có cồn sẽ làm lợi tiểu như rượu, bia và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Do đó bạn cần tránh sử dụng nếu không thật cần thiết.
- Chất kích thích khác như cà phê cũng làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn. Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng để giúp cải thiện vấn đề hay mắc tiểu.
- Thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế… cần hạn chế dùng để tránh bạn phải đi tiểu nhiều lần.
- Trường hợp bạn cần phải sử dụng thuốc để điều trị một bệnh nào khác thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế dùng các loại thuốc gây lợi tiểu.
- Nếu bạn hay mắc tiểu là do bệnh lý thì cần được đi khám sớm và dùng thuốc điều trị chuyên dụng. Lúc đó bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà chỉ định dùng các loại thuốc như: thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang .
Những thông tin trên đây hẳn là đã giúp các bạn có được những thông tin về tình trạng hay mắc tiểu. Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nếu thực hiện các biện pháp trên mà không thấy tình trạng bệnh cải thiện thì cần phải đi khám tại các cơ sở chuyên khó để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!