Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân nào gây ra viêm nướu răng? Trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì?


Viêm nướu răng là bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em. Nếu không điều trị tình trạng này kịp thời thì có thể gây ra viêm nha chu rất nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì? Hãy theo dõi bài viết để có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe!

Viêm nướu răng giai đoạn đầu của bệnh nha chu, bệnh sẽ gây ra tình trạng bị sưng nướu, gây đau nhức kèm với đó là nổi hạch ở những vị trí vi khuẩn tích tụ.

1. Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ em

 Một số nguyên nhân gây ra viêm nướu răng ở trẻ em

  • Viêm nướu do mọc răng: trong quá trình mọc răng trẻ có thể sẽ bị viêm nướu mang tính chất tạm thời. Mọc răng sẽ làm cho thức ăn tạo thành các mảng bám vi khuẩn gây viêm quanh thân răng hoặc áp – xe quanh thân răng. Bệnh gặp phổ biến ở trẻ từ 6 – 7 tuổi và thường xảy ra ở chiếc răng số 6 và số 7.
  • Bên cạnh đó thì còn có các bệnh lý về răng khác gây ra viêm nướu răng ở trẻ nhỏ như: loét áp – tơ niêm mạc miệng, viêm lợi miệng Herpes nguyên phát, viêm lợi loét hoại tử cấp tính, tưa lưỡi..
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra viêm nướu răng, do sử dụng lạm dụng gây ra các triệu chứng khô miệng, giảm tiết ra nước bọt làm ảnh hưởng đến nướu răng.
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm nướu răng do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc trẻ ăn nhiều đồ nóng khiến trẻ bị nhiệt…

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-bi-viem-nuou-rang-uong-thuoc-gi
Trẻ bị viêm  nướu răng uống thuốc gì?

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm nướu răng

Có thể nhận biết trẻ bị  viêm nướu răng qua các dấu hiệu như

  • Răng trẻ có các dấu hiệu bị chảy máu: ngay khi răng hoặc nướu dễ bị chảy máu thì đây chính là giai đoạn đầu bị sưng và viêm nướu.
  • Hôi miệng: do vi khuẩn tích tụ ở dưới phần mô nướu nên bàn chải đánh răng gặp khó khăn và không thể chạm đến được. Chính vì vậy gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Nướu sưng đỏ: Việc đau nhức kèm theo đó  là triệu chứng sưng đỏ là dấu hiệu viêm nướu chân răng ở trẻ mà không thể chủ quan và bỏ qua.
  • Việc nướu bị sưng và không  ôm sát chân răng sẽ khiến cho răng của trẻ nhạy cảm và dễ bị lung lay hơn bình thường.
  • Ngoài ra có thể xuất hiện mủ trong những khoảng trống  giữa nướu và răng, nhai  sẽ bị đau răng…đau đầu, sốt, mệt mỏi, hoặc có các khó chịu khác.

3. Trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì?

Trẻ bị viêm  nướu răng uống thuốc gì? Là thắc mắc của rất nhiều các bậc cha mẹ có con  bị mắc phải  tình trạng này. Hãy theo dõi thông tin dưới đây để có  thêm sự  lựa chọn điều trị cho  trẻ:

Thuốc trị viêm nướu Kamistad

- Tác dụng của loại thuốc này là giúp chống  viêm, giảm đau và ức chế các vi khuẩn hoặc tác nhân gây ra tình trạng viêm nướu của trẻ.

- Cách sử dụng thuốc như:

  • Trước tiên bạn nên dùng nước muối ấm pha loãng để vệ sinh sạch sẽ phần khoang  miệng cũng như nướu răng.
  • Lấy khăn mềm thấm khô vị trí cần bôi  thuốc.
  • Tiếp đó lấy một lượng thuốc Kamistad vừa đủ và bôi lên vị trí viêm nướu trong  miệng trẻ.
  • Duy trì bôi 3 lần/ ngày để đem lại hiệu  quả cao sau quá trình điều trị.

Thuốc Ceelin hỗ trợ điều  trị viêm nướu cho trẻ

- Loại thuốc này bổ sung Vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhằm hỗ trợ đặc trị viêm nướu cho trẻ. Dạng bào chế siro rất dễ dàng cho trẻ em sử dụng.

- Có thể thay thế việc cho trẻ dùng thuốc Ceelin bằng cách uống nước cam. Cả 2 cách đều là cung cấp Vitamin C. Tuy nhiên phương  pháp uống nước cam thì lượng Vitamin C được cung cấp cho cơ thể không cao bằng thươc Ceelin.

Dùng Xanh Metylen

- Bôi Xanh Metylen sẽ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm nướu của trẻ.

- Hướng dẫn cách sử dụng

  • Trước khi bôi  thuốc cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ.
  • Tiếp đến dùng cồn lau sạch khoang miệng, đặc biệt là vị trí bị viêm nướu.
  • Sau cùng bôi Xanh Metylen vào phần nướu bị viêm.
  • Mặc dù bôi Xanh Metylen sẽ nhanh chóng giúp phần bị viêm của nướu nhanh chóng được cải thiện nhưng bước dùng cồn sẽ gây đau.
tre-bi-viem-nuou-rang-uong-thuoc-gi
Cha mẹ thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ để hỗ trợ điều trị viêm nướu răng

Dùng thuốc giảm đau

- Các loại thuốc có thành phần Paracetamol, ibuprofen có tác dụng giảm đau. Nhưng khi đối tượng cần sử dụng là trẻ em thì cần tuân  thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng cũng như mức độ sử dụng để không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài những loại thuốc ở trên cha mẹ có thể thực hiện một số điều 

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải chuyên dụng. Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dành cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa tình trạng các mảng bám được hình thành.
  • Đến nha sĩ lấy cao răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ ăn mềm và giàu dinh dưỡng, bù nước đầy đủ.

4. Cách phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ nhỏ

Cha mẹ nên biết các cách phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 3 tuổi bằng cách dùng gạc quấn vào ngón trỏ của mình rồi nhúng vào nước sôi để nguội chà vào răng và nướu của trẻ. Bố mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến niêm mạc non nớt ở trẻ;
  • Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy dạy con cách vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng để tránh các tác nhân gây bệnh viêm nướu răng ở trẻ em;
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm có thể chải sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi. Thay bàn chải đánh răng sau ba đến bốn tháng;
  • Dùng thêm chỉ nha khoa để lấy bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối và các dung dịch súc miệng khác để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng;
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn vặt, món ăn chứa nhiều đường vì chúng có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mảng bám;
  • Khám răng định kỳ cho trẻ 1 tuổi trở lên để ngăn ngừa sự phát triển các bệnh lý răng miệng tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc: trẻ bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì?. Chúc các bố mẹ thành công trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho con khỏe mạnh. Những kiến thức y khoa sẽ tiếp tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, các bạn nhớ theo dõi nhé.