Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên là gì? Có phương pháp nào để điều trị hay không?


U tuyến yên là bệnh gì? Có những dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Phương pháp nào dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh?... Có quá nhiều các thắc mắc về bệnh U tuyến yên, bạn không cần  quá lo lắng khi chưa biết được rõ các thông tin về bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết có thêm nhiều kiến thức về bệnh nhé!

Tuyến yên là một loại tiết tố nằm ở đáy não, có kích thước nhỏ. Chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone ở các tuyến nội tiết. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa.

U tuyến yên là hiện tượng xuất hiện khối u nằm trong tuyến yên gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể.

U tuyến yên thường hay gặp nhưng khối u thường hay nhỏ và lành tính, diễn biến của bệnh phát triển chậm, không cần thiết phải điều trị nếu bệnh không đi kèm với các triệu chứng.

1. Nguyên nhân gây ra u tuyến yên

Hiện nay nguyên nhân cụ thể của bệnh u tuyến yên vẫn chưa được xác định cụ thể. Do đó bạn đọc biết thông tin về những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến yên, cụ thể như sau:

  • Độ tuổi: Bệnh có thể xuất hiện ở trên mọi lứa tuổi tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở người cao tuổi.
  • Do di truyền: Trong gia đình có người đã từng mắc bệnh u tuyến yên thì những thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Hiện nay đã có phương pháp xét nghiệm di truyền để chẩn đoán được bệnh lý.
  • Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì với bất cứ bệnh nào khi phát hiện bệnh sớm thì cũng đều có thể cải thiện được tình trạng của bệnh. Với bệnh u tuyến yên này cũng vậy. Do đó bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-u-tuyen-yen
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra bệnh u tuyến yên

2. Triệu chứng nhận biết bệnh u tuyến yên

Các dấu hiệu, triệu chứng của u tuyến yên với mỗi người sẽ có mức độ khác nhau do còn phụ thuộc vào kích thước khối u, kích thước, vị trí.. Nhưng thường vẫn sẽ nhận biết qua các triệu chứng:

Rối loạn nội tiết

Hormone có vai trò quan trọng nên sự rối loạn nội tiết có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể.

Dấu hiệu đặc trưng của rối loạn nội tiết: Có thể mắc các bệnh phụ khoa (lượng kinh không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt thất thường…), da nhiều mụn, tăng cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, lông phát triển do nội tiết của cơ thể đồng thời sản xuất và giải phóng androgen và estrogen.

Rối loạn thị giác

Dây thần kinh thị giác sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị chèn lên bởi u tuyến yên đã phát triển lớn hơn. Dẫn đến hạn chế tầm nhìn hoặc nhìn mọi vật sẽ bị mờ.

Khi u tuyến yên chèn các dây thần kinh số III, IV, V, người bệnh  sẽ cảm thấy lác mắt, tê bì ở mặt…

Tăng áp lực nội sọ

Là sự gia tăng áp lực trong não. Nó có thể do tăng lượng dịch xung quanh tổ chức não.

Những triệu chứng của tăng áp lực nội sọ là đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, giảm ý thức, thở nông, hôn mê…

Tăng áp lực nội sọ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê kéo dài và thậm chí là tử vong. Nên ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của tổn thương nội sọ người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Các biến chứng có thể gặp

- Biến chứng về thị lực: nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực do khối u tuyến yên có thể gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

- Thiếu hormone: Từ khi xuất hiện đến khi phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên thì đều làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất ra hormone và khiến cho người bệnh phải sử dụng thuốc thay thế hoặc có các biện pháp khác phù hợp hơn.

- Tuyến yên bị chảy máu: Dấu hiệu của tình trạng này là cơn đau đầu dữ dội và đây là lúc tuyến yên bị chảy máu. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

3. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị u tuyến yên

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng bạn gặp phải và khám tổng quát để chẩn đoán. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:

  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo lường mức độ hormone.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để đánh giá các khối u và bất thường khác của tuyến yên cũng như các cấu trúc xung quanh tuyến yên.

  • Kiểm tra thị lực giúp kiểm tra những tổn thương mà u tuyến yên gây ra từ đó xác định mức độ nguy hiểm của u tuyến yên để có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị

Điều trị u tuyến yên sử dụng phương pháp nào sẽ được bác sĩ chỉ định và tư vấn sau khi đã có kết quả chẩn đoán của bệnh. Các phương pháp dùng để điều trị u tuyến yên hiện nay bao gồm:

- Phẫu thuật: Để tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác, ngay khi khối u bắt đầu chèn ép dây thần kinh thị giác thì sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phương pháp này cũng đã trở thành phương pháp chủ yếu điều trị loại bệnh lý này

- Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho phẫu thuật u tuyến yên cắt bỏ qua đường mũi hoặc phải phẫu thuật nội soi qua đường xoang bướm. Ở một vài trường hợp người bệnh không thể cắt bỏ theo các đường như ở trên thì phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.

- Xạ trị: phương pháp điều trị cho phép phân bố một liều bức xạ cao, chính xác tới khối u trong một phân liều điều trị nhằm giảm kích thước và dần tiêu diệt khối u đó.

benh-u-tuyen-yen

U tuyến yên có thể được điều trị bằng những nhóm thuốc nào?

- Ngoài sự can thiệp của các thiết bị, kỹ thuật y tế hiện đại người bệnh còn có thể sử dụng thuốc trong điều trị u tuyến yên. Bao gồm:

  • Bromocriptine hoặc cabergoline: Được sử dụng để điều trị các vấn đề nội tiết tố do nồng độ prolactin cao. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước khối u và lượng prolactin có trong cơ thể. 

  • Octreotide hoặc pegvisomant: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều hòa hormone tăng trưởng, ngăn chặn quá trình sản sinh quá nhiều hormone.

Để sử dụng thuốc đem lại hiệu quả cao trành quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra người bệnh cần liệt kê hết những loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng dùng cho phù hợp. Ngoài ra, những loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng nên người dùng cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng.

Giảng viên khoa Dược của  Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ những thói quen sinh hoạt, phong cách sống cũng có ảnh hưởng đến u tuyến yên nên người bệnh cần thay đổi để quá trình điều trị sẽ đạt kết quả cao khi kết thúc. Bên cạnh đó cần tái khám thường xuyên để kiểm soát diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên khác của các bác sĩ/ dược sĩ.