Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh Parkinson


Khi nhắc đến bệnh Parkinson không phải ai cũng nắm rõ các thông tin về bệnh để biết cách phòng tránh hoặc điều trị sớm ngay khi nhận biết ra dấu hiệu của bệnh. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà trường để bổ sung thêm kiến thức hữu ích về bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh. Bệnh xảy ra do sự thoái hóa tế bào nhân xám dưới đáy não, dẫn  đến khả năng dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương bị chậm và  giảm sút. Làm xuất hiện các chứng run chân tay, các cơ, bắp bị co cứng gây khó khăn  cho việc đi lại và các hoạt động sinh hoạt thường ngày gặp trở ngại.

1. Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Parkinson

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Parkinson là do sự biến đổi bất thường của hệ thống tế bào thần kinh sắc tố ở các nhân xám trung ương. Trong đó quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt của hoạt chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Khi nồng độ dopamine giảm, nó gây ra hoạt động não bất thường dẫn đến xuất hiện những dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó không thể kể đến các nguy cơ làm gia tăng  nguyên nhân mắc bệnh Parkinson. Bao gồm:

  • Độ tuổi: Bệnh Parkinson sẽ thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và sẽ phát triển bệnh trong khoảng 55 – 60 tuổi trở lên.

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có nhiều người mắc bệnh Parkinson, thì bạn khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh hơn. Nhưng khi số ít người thân của bạn mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ ít hơn.

  • Giới tính: Phụ nữ ít có nguy cơ mắc bệnh Parkinson hơn  nam giới.

  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguyên nhân mắc bệnh Parkinson.

>>> Xem thêm các tin liên quan

benh-parkinson
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Parkingson là gì?

Triệu chứng thường gặp

Khi một người mắc bệnh Parkinson thì biểu hiện thường gặp và phổ biến nhất là:

  • Xuất hiện triệu chứng run ở đầu ngón tay. Ban đầu chỉ gặp ở một bên tay, thời gian kéo dài có thể run cả bàn tay và cẳng tay. Triệu chứng này người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt nhất khi nghỉ ngơi hoặc không hoạt động. Và hiện tượng run tay sẽ biến mất khi người bệnh chú tâm làm việc.

  • Tăng trương lực: Các hoạt động di chuyển,  chân tay co duỗi khó hơn bình thường. Nguyên nhân là do các cơ, khớp bị cứng.

  • Tính cách người bệnh thay đổi:  bất kỳ các thay đổi nào trong tính cách cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản  ứng với các tình huống.

  • Mất khả năng thăng bằng: Người bệnh không đứng vững, thường xuyên té ngã do mất cân bằng.

  • Ngoài ra, người bệnh khi mắc Bệnh P còn có thể có các biểu hiện như đau đầu, rối loạn cương, tăng tiết nước miếng, khó nhai, khó nuốt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn sinh dục, hạ huyết áp tư thế, trí tuệ có thể bị sa sút khi bệnh diễn biến nặng dần theo thời gian…

Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson

Căn  cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh Parkinson mà các giai đoạn được phân chia như sau:

- Giai đoạn 1: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ở một bên cơ thể, tuy nhiên nó chưa làm ảnh hưởng nhiều đến  cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

- Giai đoạn 2: Các dấu hiệu dần trở lên nặng hơn nhưng người bệnh vẫn giữ được thăng bằng cho cơ thể nhất là khi di chuyển, đi lại.

- Giai đoạn 3: Trong các hoạt động bệnh nhân vẫn có thể tự chủ được. Mặc dù lúc này các triệu chứng xuất hiện ở cả 2 bên của cơ thể.

- Giai đoạn 4: Lúc này sẽ cần đến sự hỗ trợ một phần nhỏ của những người xung quanh do những chức năng bị suy giảm nhiều.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn bệnh đã diễn  biến nặng và không còn tự chủ được nữa cần phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường nhờ đến sự hỗ trợ.

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson

Chẩn đoán bệnh Parkinson

Khi muốn có kết quả để căn cứ vào đó đưa ra liều dùng phù hợp cho người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định cho các bạn thực hiện một vài xét nghiệm như: chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm não, SPECT và PET scan, cũng có thể được sử dụng để giúp loại trừ các rối loạn khác…

benh-parkinson
Có những phương pháp phổ biến nào để điều trị bệnh Parkingson?

Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp để chữa khỏi bệnh Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson hiện nay là chưa có. Tuy nhiên khi đã có kết quả chẩn đoán của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra những liệu pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh bằng thuốc, phẫu thuật hay những phương pháp trị liệu thích hợp.

>> Điều trị bằng thuốc

Khi sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần lưu ý chỉ điều trị khi các triệu chứng thực sự gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cân cân nhắc cũng như nhờ bác sĩ tư vấn cho giữa lợi ích và tác hại của thuốc trong quá trình sử dụng. Không được tự ý tăng, giảm hay ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của những người có năng lực chuyên môn. Một vài loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Parkinson hiện nay:

  • Các chế phẩm của L-dopa là thuốc có tác dụng thay thế trực tiếp sự thiếu hụt dopamine: madopar, sinemet... Đây là nhóm thuốc điều trị bệnh hiệu quả do đây là một hóa chất tự nhiên và được chuyển hóa thành dopamine khi đi vào não bộ.

  • Các thuốc đồng vận dopamine: ronipiron (requip), piribedil (trivastal), pramipexole (sifrol), apomorphine (apokinon), bromocriptine (parlodel).

  • Thuốc ức chế dị hóa dopamine: thuốc này có chức năng giúp ngăn chặn sự phân hủy của dopamine trong não do ức chế enzym monoamine oxidase não B (MAO-B®). Enzyme này chuyển hóa dopamine trong não. ức chế MAO-B (rasagiline), ức chế COMT (entacapone, tolcapone).

  • Thuốc kháng tiết cholin (Artane, trihex): Các loại thuốc này có chức năng giúp kiểm soát các cơn rung  liên  quan đến bệnh Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson. Những loại thuốc trong nhóm này như:  benztropine (Cogentin) hoặc trihexyphenidyl.

>> Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phẫu thuật mà tùy từng trường hợp bác sĩ mới chỉ định sử dụng phương pháp này.

benh-parkinson
Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu

>> Phục hồi chức năng

Đồng hành trong việc điều trị bằng thuốc người bệnh có thể kết hợp với các biện pháp phục hồi chức năng để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao.

Những biện pháp khác bao gồm:

• Liệu pháp Massage: Massage giúp giảm đáng kể các triệu chứng như cứng và đau cho người bệnh mắc Parkinson.  Do trong quá trình xoa bóp đó các dẫn truyền thần kinh trong não được giải phóng.

• Châm cứu: Thực hiện bằng cách dùng các loại kim khác nhau châm vào những huyệt vị khác nhau trên cơ thể con người. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm các dấu hiệu cứng, đau cơ.

• Trị liệu nghề nghiệp: Sử dụng phương pháp này trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Parkinson sẽ giúp họ cải thiện được khả năng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường như tự ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân...

• Trị liệu nuốt: Giúp người bệnh học cách sống với những khó khăn khi nuốt do bệnh Parkinson và có thể cải thiện khả năng nuốt sau khi được các chuyên gia hướng dẫn trị liệu nuốt.

• Thủy trị liệu: Ngăn ngừa tình trạng lo lắng về việc người bệnh có thể bị ngã khi tham gia một lớp vật lý trị liệu trong hồ bơi. 

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đưa ra lời khuyên với các bệnh nhân mắc Bệnh Parkinson: Cần chăm chỉ đi lại, tập các động tác thể dục đi lại nhẹ nhàng và tăng cường ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. 

Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều kiến thức ưu khoa bổ ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác, kịp thời.