Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì để tốt cho tình trạng bệnh?


Người mắc bệnh tiểu đường có thể sẽ mắc các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Việc ăn trái cây hàng ngày hỗ trợ điều trị rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với người bệnh. Vậy bị bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây nào? Xem thông tin chi tiết hơn ở bên dưới bài viết nhé bạn đọc!

1. Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Trái cây có chứa một hàm lượng lớn chất xơ trong đó đặc biệt ở những loại ăn được cả vỏ và ruột. Theo như chúng ta đã biết chất xơ có tác dụng quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể của người bệnh do hạn chế sự hấp thu đường vào máu và kiểm soát tốt tình hình bệnh.

Trái cây có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể từ đó có thể đẩy lùi tác nhân tiểu đường hình thành do bị béo phì. Bên cạnh đó chất xơ có chứa nước, chất chống oxy hóa nên rất tốt trong việc hạn chế nguy cơ bị đột quỵ và các vấn đề về đường tim mạch.

Chất xơ có trong các loại hoa quả sẽ tạo được cảm giác no lâu, đồng thời kiềm chế những cơn thèm ăn vặt. Đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường có thể ăn những loại hoa quả có hàm lượng đường càng thấp càng tốt.

Chính vì các lợi ích ở trên mà người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên dùng trái cây trong chế độ ăn hàng ngày để cung  cấp các loại Vitamin, dưỡng chất để thay thế cho các thực phẩm ngọt như kẹo, bánh…

Xem thêm các bài viết liên quan

nguoi-mac-tieu-duong-nen-an-qua-gi
Các loại quả mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn là gì?

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Bưởi

Bưởi là một loại quả có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và hàm lượng lớn các Vitamin C. Bên cạnh đó nước ép bưởi còn có tác dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên nếu trong trường  hợp người mắc bệnh tiểu đường đang dùng thuốc Stalin trong điều trị bệnh thì không nên ăn bưởi trong cùng thời điểm uống thuốc. Do bưởi có thể tương tác với thuốc làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, thận.

Quả bơ

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn bơ vì trong đó có chứa rất nhiều kali và các chất béo có lợi cho bệnh. Bơ cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo trung tính triglyceride và hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, người bệnh hoàn toàn khi sử dụng bơ vì chỉ số đường huyết trong quả bơ chỉ ở mức 15 nên rất an toàn đối với sức khoẻ. 

Cà chua

Cà chua chứa ít carbohydrat nên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mà không lo ngại tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cà chua sống, tránh dùng nước sốt cà chua vì chúng chứa lượng đường và muối cao, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả đào

Nhờ vào chỉ số đường huyết có trong đào chỉ là 28 cộng với hàm lượng chất xơ cao nên người mắc bệnh tiểu đường nên chọn lựa đào là một loại quả ăn trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, các loại vitamin cùng chất chống oxy hoá có trong đào cũng rất có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Quả ổi

Nột quả ổi thông thường có chứa nhiều Vitamin, các chất khoáng như đồng, kali, mangan, chất xơ, các chất béo bão hòa, lượng natri, cholesterol ở mức thấp nên sẽ rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề về tim mạch khác.

Với bệnh nhân bị tiểu đường, chất xơ dồi dào trong ổi giúp ngăn chặn đường huyết tăng cao sau khi ăn. Hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B trong lá hoặc quả ổi cũng có tác dụng giảm tính kháng insilin ở bệnh nhân bị tiểu đường.

Đu đủ

Một điều đặc biệt ở quả đu đủ là chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng nhưng lạo có lượng đường tương đối thấp. Việc bổ sung thường xuyên đu đủ chín sẽ làm chậm quá trình phát triển bằng cách hỗ trợ bài tiết insulim để ấp thu đường vượt ngưỡng của bệnh tiểu đường type 2. 

Dâu tây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 1 cốc nước ép dâu tây chỉ chứa 16gr carbohydrate, hàm lượng cacbonhydrate thấp đồng nghĩa với việc người bệnh tiểu đường có thể ăn hàng ngày mà không lo tăng chỉ số đường huyết. Thêm một sự lựa chọn nữa cho người mắc bệnh.

Táo

Táo được xem là nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ dồi dào. Trong vỏ táo cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Với người bị tiểu đường, đây là loại trái cây được các chuyên gia khuyến khích nên ăn bởi chúng chỉ chứa 21g carbs.

nguoi-mac-tieu-duong-nen-an-qua-gi
Người mắc tiểu đường cần lưu ý gì trong khi ăn trái cây?

 

3. Những lưu ý cần biết khi ăn trái cây ở người mắc bệnh tiểu đường

Mặc dù bất cứ loại trái cây nào cũng đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường thì cần chọn lựa những loại quả có chứa ít lượng đường. Bên cạnh đó cần phải lưu ý những điều dưới đây khi ăn để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Nên chọn lựa những loại trái cây tươi thay thế cho các loại trái cây đóng hộp, chế biến sẵn, trái cây ép, khô. Vì khi người bệnh sử dụng các loại trái cây chế biến sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh và cao hơn rất nhiều. Điều này làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh có thể ăn số lượng theo sở thích, theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên nên chọn lựa những loại quả có trị số đường (GI) vừa và cao, cần cân nhắc ăn ở hàm lượng phù hợp để ổn định đường huyết.
  • Thời điểm lý tưởng để ăn hoa quả là vào buổi sáng trước khi ăn hoặc sau mỗi bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Không nên ăn trái cây ngay sau mỗi bữa ăn vì điều này dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Bên cạnh những trái cây có lợi, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh hoặc ăn rất hạn chế những loại trái cây như mít, vải, nhãn, sầu riêng, nho, mãng cầu…

Qua các thông tin bài viết ở trên do Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội  chia sẻ, chắc hẳn người mắc bệnh tiểu đường đã có những sự lựa chọn cần thiết cho việc ăn trái cây hàng ngày nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.