Ở trẻ em thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt khi thấy trẻ sốt ra nhiều mồ hôi các bậc cha mẹ sẽ rất lo lắng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về tình trạng sốt ra nhiều mồ hôi.
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C thì khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên là sốt. Phần lớn sốt là do phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiễm trùng. Điều này cũng tương tự với trẻ nhỏ. Tuy nhiên sốt ra mồ hôi nhiều chưa chắc đã là một căn bệnh cụ thể mà đó sẽ là dấu hiệu hoặc triệu chứng của những bệnh lý hay vấn đề về sức khỏe nào đó.
Khi thấy có các triệu chứng của sốt bạn có thể dùng các loại nhiệt kế chuyên dụng có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc (nhiệt kế đo miệng, đo tai, đo trán, đo nách..) để chắc chắn rằng trẻ sốt thực sự bao nhiêu độ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
1. Tìm hiểu chung về tình trạng trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi
Nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt ra nhiều mồ hôi
- Phần lớn các cơn sốt xảy ra ở trẻ là do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Lúc này sốt là cách kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Tiêm chủng: Có những mũi tiêm sẽ khiến trẻ nhỏ bị sốt nhẹ. Hiện tượng này khá phổ biến là do cơ chế phản ứng với thuốc. Những cơn sốt này không quá đáng ngại và có thể tự hết sau khoảng vài ngày.
- Mọc răng: đánh dấu việc ăn uống của trẻ nên một bậc mới là việc mọc răng khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng.
- Bên cạnh đó cũng có những trường hợp trẻ bị sốt chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, viêm phổi, viêm màng não, sốt rét… Kèm theo sốt lúc này là các triệu chứng khác như buồn nôn, tím tái, khó thở, rét run, mê sảng…
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi
Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi như: sốt, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, lười ăn, ra nhiều mồ hôi, có trường hợp bé chân tay sẽ lạnh toát… Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu như ở trên hãy đo chính xác nhiệt độ cơ thể trẻ và có các biện pháp can thiệp phù hợp với mức độ sốt, thể trạng của trẻ.
2. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt ra nhiều mồ hôi
Một số cách để làm giảm bớt các triệu chứng sốt ra nhiều mồ hôi ở trẻ
Dùng thuốc tân dược
- Trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng quấy khóc, lười ăn… cha mẹ có thể căn cứ vào liều lượng chỉ định sử dụng trên cân nặng và độ tuổi của trẻ để dùng chính xác.
- Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, paracetamol liều thấp để hạ sốt… nếu chưa chắc chắn liều dùng đúng cho trẻ bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.
- Thuốc hạ sốt có thể lặp lại liều tiếp theo nếu trẻ vẫn sốt, khoảng cách giữa các liều dùng là 4 – 6 tiếng.
- Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên lưu ý không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chưa có chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.
- Việc dùng thuốc tân dược chỉ có tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sốt chứ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.
Sử dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà
- Tạo môi trường rộng rãi, thoáng mát cho bé. Ngay khi thấy trẻ bị sốt, mẹ nên nới lỏng quần áo, mặc quần áo có chất liệu là cotton để thấm hút mồ hôi tốt nhất. Không cần ủ ấm quá kỹ mà có thể mở cửa phòng để thoáng khí, giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 - 27 độ C.
- Dùng nước ấm lau người cho trẻ. Đây chính là một cách hạ sốt được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và thực hiện. Khăn mềm nhúng nước ấm và lau ở các vị trí như: nách, trán, bẹn… Lau thường xuyên cơ thể trẻ sẽ được hạ sốt nhanh chóng, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của sốt.
- Tuyệt đối không được dùng túi đá hoặc nước lạnh chườm cho bé vì sẽ gây ra những cơn ớn lạnh làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Tác dụng của hạt ươi tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết
- Dùng màng bọc thực phẩm theo cách này "giết" sức khỏe nhanh khủng khiếp
- Cá ngựa có tác dụng gì cho người sử dung?
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
- Khi trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi, trẻ bị mất nước nhanh chóng. Việc cần làm là cung cấp chất lỏng, nước, súp để bù lại lượng nước đã mất. Bên cạnh đó nước và các loại chất lỏng sẽ có công dụng giúp cơ thể thải nhiệt hiệu quả.
- Trường hợp trẻ vẫn đang trong thời kỳ bú mẹ thì nên tăng các cữ bú hoặc sữa công thức. Những trẻ đã ăn dặm trở lên thì thường xuyên bổ sung nước lọc, nước hoa quả, canh, súp… hỗ trợ rất tốt cho việc hạ sốt của trẻ.
- Uống nước có điện giải điện giải dành cho trẻ em: Oresol.
3. Những điều cần lưu ý khi trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi
Các cha mẹ cần biết những điều dưới đây để hạn chế việc làm sai lầm khiến tình trạng sốt của con trẻ trở nên trầm trọng hơn:
- Hãy nhớ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không dùng các loại thuốc hạ sốt khi trẻ vừa đi tiêm chủng ngừa. Trong trường hợp này nên tham khảo ý kiến những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp chính xác hơn.
- Theo dõi cơ thể trẻ khi mới bị sốt và chỉ nên dùng thuốc khi nhiệt độ cơ thể đo được là 38,5 độ C. Vì có khi trẻ bị sốt do một cơn sốt siêu vi hoặc sốt nhẹ.
- Không nên cho trẻ đi nhà trẻ khi có các dấu hiệu bị sốt. Tốt nhất nên cho trẻ ở nhà để được theo dõi thường xuyên hơn và có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
- Không nên tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định của các bác sĩ
- Không nên ủ quá ấm cho người bệnh khiến mồ hôi ra nhiều và ngấm ngược lại vào trong cơ thể khiến tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.
Nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt trong vòng 3 – 4 ngày, mặc dù đã dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và có liệu trình điều trị phù hợp hơn.
Với những thông tin vừa được các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi. Hãy thường xuyên theo dõi trang của nhà trường để cập nhật thêm nhiều những kiến thức hữu ích khác về sức khỏe.