Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rôm sảy là gì? Trẻ bị rôm sảy nên bôi thuốc gì để an toàn và nhanh khỏi?


Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè nóng bức. Nhiều cha mẹ chủ quan khi thấy con bị ngứa ngáy do rôm sảy. Tuy nhiên nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiễm trùng da. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân gây ra bệnh và các cách điều trị rôm sảy cho trẻ ở dưới bài viết nhé!

Rôm sảy chính là tình trạng viêm da do thời tiết nắng nóng các mao mạch trên da giãn nở và điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Và vào những ngày oi bức thì trẻ sẽ tiết ra mồ hôi nhiều hơn, khi không thoát hết thì hình thành các ống bài tiết trên da, đồng thời khói bụi, cặn bã bịt kín cũng làm cho các nốt viêm nổi mẩn.

Ở mọi độ tuổi đều có thể xảy ra rôm sẩy, tuy nhiên sẽ xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Vị trí thường bị nổi mẩn như cổ, ngực, vai, bụng… nơi da tiếp xúc với quần áo hoặc có nhiều nếp gấp của da. Khi bịm rôm sẩy trẻ thường bị ngứa ngáy và có cảm giác rất khó chịu.

Căn cứ vào mức độ và tình trạng rôm sảy mà các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  chia thành 3 dạng rôm sảy như:

  • Rôm dạng tinh thể: Nguyên nhân chính của dạng nàu là do các ống tuyến mồ hôi của trẻ phát triển chưa hoàn thiện hoặc kém hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên loại rôm này thường không gây ra các vấn đề về da như viêm mà sẽ hình thành các mảng bị bong khi bệnh đã chấm dứt.
  • Rôm đỏ: thời tiết nóng ẩm là nguyên nhân gây ra dạng rôm đỏ. Tuy nhiên loại này sẽ ít gặp hơn.
  • Rôm sâu: Đây là dạng diễn biến sau khi rôm đỏ kéo dài trong suốt một thời gian. Điều này là do tuyến mồ hôi bị tổn  hại nặng nề.

1. Tìm hiểu chung về bệnh rôm sảy

Nguyên nhân gây ra trẻ bị rôm sảy là gì?

Trước khi tìm hiểu các cách điều trị bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra rôm sảy:

Mặc quá nhiều quần áo ấm cho trẻ

Với tâm lý mặc nhiều quần áo để ủ ấm cho trẻ hoặc sợ trẻ bị cảm lạnh… Chính vì vậy đã gây ra các hiện tượng mồ hôi không thể thoát ra ngoài, điều này vô tình gây ra các nốt mẩn ngứa và rôm sảy trên làn da mỏng manh của trẻ.

Trẻ ở trong môi trường quá nóng bức và không thoáng mát

Môi trường trẻ vui chơi chứa nhiều đồ đạc và quạt không đủ để làm mát. Đặc biệt với khí hậu của Việt Nam có mùa hè quá nóng bức nên vùng da em bé mỏng manh càng nên dễ bị mắc rôm sảy.

be-bi-rom-say-boi-thuoc-gi
Thời tiết nóng bức và mồ hôi là nguyên nhân khiến làn da bị nổi rôm sảy

Vệ sinh da cho bé không sạch sẽ

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu không được tắm sạch sẽ thì rất dễ bị nổi rôm sảy. vị trí như mông của trẻ sơ sinh không được lau sạch sẽ gây ra ảnh hưởng đến làn da của bé.

Thời tiết oi nóng

Vào mùa hè Việt Nam sẽ cực kỳ oi bức và nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ chủ quan ít để ý đến làn da và tạo những biện pháp làm giảm ou bức khiến cho tình trạng ngứa da vì rôm sảy, nổi mẩn đỏ ở trẻ em.

Xem thêm các bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết rôm sảy

Nhận biết chính xác hơn các dấu hiệu của rôm sảy như:

  • Rôm sảy sẽ hình thành các nốt nổi mẩn đỏ như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm.
  • Ở phần đầu của mụn rôm thường có một chút nước hoặc đỏ.
  • Vị trí thường thấy như xung quanh đầu, cổ, ngực, lưng…
  • Rôm thường mọc khá dày nhau, có màu đỏ hoặc ngứa và có cảm giác nóng.

Rôm sảy có nguy hiểm không?

Thực tế thì rôm sảy là một bệnh sẽ tái phát nhiều lần và có thể phát triển thành bệnh rôm sảy sâu và bệnh không có khả năng tự khỏi nếu không dùng các biện pháp can thiệp sớm.

Khi bị rôm sảy sẽ gây cho trẻ các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, quấy khóc, gãi xước da, lười ăn, cơ thể mệt mỏi và dễ bị suy nhược... Nếu các mụn rôm bị vỡ sẽ để lại sẹo và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau của trẻ.

Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu mụn rôm đó bị vỡ ra  tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, thậm chí nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của trẻ.

2. Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì? Là thắc mắc của rất nhiều bậc làm cha mẹ, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ lại càng lo lắng khi thấy trẻ bị rôm sảy. Hãy theo dõi những loại thuốc được chỉ định dùng bôi da cho trẻ bị rôm sảy bên dưới đây:

Calamine

Đây là một dạng thuốc bôi ngoài da có tác dụng giúp giảm ngứa, khó chịu ngoài da. Bên cạnh đó còn làm khô các mụn mủ hoặc chảy nước. Tuy nhiên chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được nuốt, cẩn thận khi dùng để tránh dính lên mắt, miệng.

Thuốc Calamine cũng có dạng bào chế sữa dưỡng da. Nếu dùng dạng này bạn cần lắc kỹ trước khi dùng, tránh trường hợp các thành phần thuốc lắng đọng ở dưới đáy hộp. Dùng thì nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm để có cách dùng chính xác và đạt hiệu quả cao.

Ở tất cả dạng bào chế của thuốc Calamine thì người dùng nên bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và không để ở những nơi ẩm ướt. Để xa tầm tay trẻ em, đặc biệt khi dùng bôi trị rôm sảy cho trẻ nên hết sức chú ý.

be-bi-rom-say-boi-thuoc-gi
Sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm

Thuốc bôi chứa Steroid

Cũng giống như các loại thuốc trị rôm sảy khác thì thuốc bôi chứa Steroid cũng vậy. Nhưng sẽ có hiệu quả nhanh hơn so thuốc uống điều trị rôm sảy. Do dạng bôi trực tiếp sẽ tác động trực tiếp lên da, đến vùng da bị tổn thương.

Nhưng khi dùng thuốc bôi chứa Steroid thì nên thử lên da trẻ một lượng mỏng và nhỏ trước khi bôi rộng khắp trên bề mặt da. Trong trường hợp bệnh nhân có chuyển biến tích cực sẽ tăng dần nồng độ thuốc và tần suất sử dụng lên.

Không nên quá lạm dụng thuốc này trong một thời gian dài vì sẽ khiến rạn da, mỏng da hoăc đổi màu sắc da của bé.

Kem dưỡng chứa Lanolin

Một loại thuốc mỡ có chứa thành phần từ mỡ cừu, tác dụng tránh các tác nhân gây kích ứng da, thành lập màng bảo vệ da…

Ngoài ra trong đó còn chứa hợp chất Lanolin giúp hạn chế yếu tố gây bệnh chính của rôm sảy đó là việc tiết mồ hôi. Chỉ nên bôi một lớp mỏng lên nhằm tránh gây bí tắc lỗ chân lông.

Ưu điểm nổi bật của kem dưỡng da Lanodin là có thể phù hợp với mọi lứa tuổi, loại da và không gây kích ứng da.

Cha mẹ nên xoa nhẹ loại thuốc dùng điều trị vào vùng bị rôm để con cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời giữ cho cơ thể trẻ luôn được mát mẻ, thoáng khí, hạn chế việc trẻ phải bài tiết nhiều mồ hôi.

Ngoài một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị rôm sảy cho trẻ ở trên thì hiện nay có nhiều các bà mẹ sử dụng các loại thuốc trị nẻ theo kinh nghiệm truyền miệng, có xuất xứ từ nước ngoài và mua theo hình thức xách tay. Không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ nên tốt nhất để đảm bảo không gây hại gì thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có chỉ định chính xác và phù hợp với da và tình trạng bệnh

Sau khi bôi thuốc trong vòng 1 – 2 tuần mà không nhận thấy các triệu chứng được cải thiện thì bạn nên ngừng bôi thuốc và đưa trẻ đi khám da liễu, tránh trường hợp trầm trọng hơn hoặc có những biến chứng nguy hiểm khác.

be-bi-rom-say-boi-thuoc-gi
Hãy dùng những loại sữa tắm chuyên dụng dành cho trẻ

3. Trị rôm sẩy và những điều mẹ cần biết

Cần nắm rõ các cách thực hiện bài thuốc dân gian

  • Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc từ việc tắm các loại nước lá để điều trị rôm sảy cũng rất hữu hiệu. Nhưng các mẹ cần rửa sạch sẽ nguyên liệu từ thiên nhiên đó vì nó sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho da. Do đó nên rửa kỹ, ngâm qua nước muối, lọc qua hoặc đun sôi rồi dùng tắm.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ pha nước lá quá và nước tắm quá nhiều và quá đặc, nước lá có thể gây ra những tác dụng phụ và cơ thể em bé sẽ không được thoát mồ hôi hay vệ sinh sạch sẽ.
  • Trường hợp các vị trí rôm sảy của trẻ bị mưng mủ thù bạn không nên tắm nước lá cho bé vì sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Tạo môi trường thoáng mát sẽ giúp bé phòng chống tốt các tình trạng rôm sảy

  • Chọn quần áo làm bằng những chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Luôn giữ cho căn phòng, không gian vui chơi của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ.
  • Những ngày thời tiết nóng bức thì dùng máy điều hòa không khí để bé cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế tình trạng rôm sảy.

Không dùng sữa tắm người lớn

Da trẻ em vô cùng mỏng và nhạy cảm nên bạn tuyệt đối không sử dụng sữa tắm người lớn cho trẻ hoặc những loại hóa chất khác không dùng cho trẻ.

Chỉ dùng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ đã được các chuyên gia kiểm chứng.

Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối nên hạn chế việc tự mua thuốc và bôi cho con vì sẽ khiến tình trạng của bé thêm trầm trọng hơn hoặc gặp các biến chứng khác nguy hiểm. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài …, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về bé bị rôm sảy bôi thuốc gì. Từ đó, sẽ giúp bố mẹ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc bé và chủ động thực hiện các biện pháp giúp trẻ phòng tránh bệnh vào thời điểm mùa hè