Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên làm gì khi da bị cháy nắng?


Dưới thời tiết nắng nóng, oi bức có rất nhiều người chủ quan không dùng các biện pháp làn da khi đi ra ngoài nên gây ra làn da bị cháy nắng. Cho đến khi thấy làn da bị xỉn màu, sạm da mới tìm các phương pháp điều trị. Hãy theo dõi bài viết để trả lời cho câu hỏi "Nên làm gì khi da bị cháy nắng?".

Da bị cháy nắng là tình trạng làn da của bạn tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ từ áo quần, mũ nón, kem chống nắng…

Khi bị cháy nắng, bạn sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu với làn da ửng đỏ sậm và có thể bị bong tróc lớp da ở vị trí không được che chắn ánh nắng, nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến nguy cơ bị ung thư da.

Nguyên nhân gây cho da bị cháy nắng và xỉn màu là do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm hư hại đi các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Trong suốt một thời gian dài lớp biểu bì này bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp tia cực tím dẫn đến hiện tượng da bị cháy nắng.

Các triệu chứng để nhận biết da của bạn bị cháy nắng

  • Đỏ da: khi tia cực tím chiếu quá lâu lên da khiến cho  các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát khó chịu và đỏ da là dấu hiệu  nhận biết dễ dàng và phổ biến.
  • Da không đều màu: xuất hiện nám, tàn nhang và đốm màu nâu nguyên nhân là do tia UVA chiếu lên da khiến da sản sinh ra các hắc sắc tố Melanin.
  • Bất ngờ có thêm nhiều nếp nhăn: đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa da và đây là lúc các sợi collagen và Elastin của da bị phá vỡ bởi tia cực tím.
  • Da khô sạm: da bị mất nước nghiêm trọng nên rất dễ bị bong tróc và chảy máu do bị cháy nắng.
lam-gi-khi-da-bi-chay-nang
Da cháy nắng do tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím

1. Làm gì khi bị  cháy nắng?

Da bị cháy nắng gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, bên cạnh đó còn làm mất thẩm  mỹ.

Đối với những trường hợp thường xuyên bị cháy nắng thì cần có biện pháp  để giúp chữa lành và làm dịu vùng da bị cháy nắng. Cụ thể như:

Làm mát cho da

Ngay khi thấy làn da của bản thân đang có các triệu chứng bị bỏng rát do nắng thì cần thực hiện các cách làm mát da hiệu quả.

Có rất nhiều cách để làm mát da như dùng đá lạnh: dùng một chiếc khăn mềm và bọc đá vào và chườm khắp vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên bạn không được dùng đá trực tiếp nên vùng da đó vì rất có thể sẽ gây phản tác dụng khiến làn da bị bỏng lạnh.

Cách nữa để làm mát da là dùng xịt khoáng hoặc nước hoa hồng, tác dụng làm dịu da và giảm bớt triệu chứng đỏ da.

Trong trường hợp bạn không thể làm những cách ở trên thì có thể tắm toàn thân bằng nước mát trong khoảng 10 phút để làm dịu da từ từ.

Xem thêm các bài viết liên quan

Tăng cường dưỡng ẩm cho da

Nên chọn các thành phần từ lô hội, bạc hà, đậu nành, trà xanh… để da phục hồi nhanh hơn, tái tạo và hạn chế được tình trạng bong tróc.

Tuyệt đối không nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần: petroleum, benzocaine, lidocaine… vì các thành phần này sẽ làm da bị kích ứng hoặc làm tình trạng trở lên tồi tệ hơn.

Ngoài ra cũng có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để thoa và làm dịu da, phục hồi làn da bị tổn thương như:

Sử dụng nhựa của nha đam tươi:Nha đam có chứa các hợp chất giữ ẩm da, kích thích sự phát triển và tự chữa lành của da. Thoa trực tiếp nha đam lên vị trí da bị bỏng rát do ánh nắng.

Thoa nước trà xanh lên da để giúp làm giảm những cơn đau: Pha trà xanh sau đó dùng gạc sạch thấm nước trà xanh  lên vùng da bị cháy nắng. Hoặc bạn cũng có thể dùng nước trà xanh để tắm.

Uống nhiều nước

Da bị cháy nắng sẽ càng làm cho tình trạng bị mất nước thêm nghiêm trọng hơn, do đó bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt sau khi bị mất nước cần phải uống nhiều nước hơn bình thường để phục hồi lại làn da như ban đầu.

Ngoài nước lọc thì có thể thay thế bằng các  loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

Bảo vệ da trong thời kỳ phục hồi

Suốt quá trình da đang được phục hồi  thì bạn cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn vùng da bị tổn thương trước đó như mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành…

Thoa kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 50 (bảo vệ da khỏi tia UVB trong 8 giờ) và chỉ số PA +++ (mức độ phù hợp chống lại tia UVA).

2. Hướng dẫn cách phục hồi làn da bị cháy nắng

Dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc một số cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giúp phục hồi làn da bị cháy nắng:

Dùng giấm

Nhiều người thường nghĩ giấm chỉ được dùng trong nhà bếp, tuy nhiên giấm còn có thể sử dụng để làm dịu vết cháy nắng.

  • Cách 1: Bạn dùng băng gạc sạch nhúng vào giấm và thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng rồi giữ nguyên một lúc sau đó rửa sạch lại.
  • Cách 2: Có thể hòa giấm vào cùng vơi nước ấm  và tắm.

Tuy nhiên người dùng tránh xịt vào mắt và những vết thương hở. Chỉ nên sử dụng dấm táo mà không nên dùng dấm gạo.

lam-sao-kh-da-bi-chay-nang
Cà chua là một loại nguyên liệu có tác dụng rất tốt cho vùng da bị cháy nắng

Cà chua

Cà chua sẽ làm dịu làn da cháy nắng của bạn ngay tức khắc.

  • Cách 1: vô cùng đơn giản bạn chỉ cần cắt đôi quả cà chua và dùng để chà nhẹ nên khu vực bị cháy nắng.
  • Cách 2:  dùng nước ép cà chua vào nước tắm.
  • Cách 3: sử dụng cà chua kết hợp với  sữa chua không đường. Thực hiện bằng cách trộn 1/4 cốc nước ép cà chua với 1cốc sữa và thoa lên các khu vực bị cháy nắng của bạn.

Lòng trắng trứng

Đây là một cách có tác dụng làm dịu da một cách tự nhiên khi da bạn bị cháy do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng gay gắt.

  • Cách thực hiện: Sử dụng trực tiếp lòng trắng trứng thoa trực tiếp lên lớp da vị cháy và bạn để một lúc. Để một lúc sau thì rửa sạch lại bằng nước sạch.

Theo Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để bảo vệ làn da bị cháy nắng cũng như ngăn ngừa tình trạng này diễn ra thì chị em nên học cách bảo vệ cho làn da của mình bằng kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 11h – 16h vì đây là thời gian mà cường độ tia cực tím xảy ra mạnh nhất.

Khi da bị cháy nắng trong trường hợp nghiêm trọng hay còn gọi là bỏng nắng và có các triệu chứng như: tổn thương da trên diện rộng, mức độ đỏ da cứ tăng dần, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi, tim đập nhanh, hít thở mạnh, phát ban, bị phồng rộp nặng ... thì bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu, để tránh các sang thương ngày càng rộng và ăn sâu hơn